“Giống Triệu Vân Ngạn.”
Nàng thoáng chút thất vọng: “Tỷ tỷ, ta không thể dạy nó đàn tì bà nữa rồi.”
“Ta cũng buồn lắm, không thể dạy nó thêu thùa được.”
Chúng ta nhìn nhau, rồi cả hai bỗng bật cười.
“Đứa bé đã được nhũ mẫu cho bú rồi, nhũ mẫu ăn uống rất kỹ lưỡng, sữa cũng tốt, ngươi cứ yên tâm mà nghỉ ngơi. Đợi ngươi khỏe lại, ta sẽ bế con đến cho ngươi xem.”
Ngô Hồng Tụ luyến tiếc kéo lấy tay áo ta, gật đầu đồng ý.
Ta vuốt lại mớ tóc ướt bết trên mặt nàng, rồi theo lời dặn của Thuận ma ma, nhắc nhở các tỳ nữ đừng để gió lùa vào, phải thay băng lót sản phụ thường xuyên, và phải rửa tay sạch sẽ trước khi chăm sóc nàng.
Ta thật sự rất mừng cho nàng. Mẹ ta từng nói, có con thì sẽ có hy vọng, dù sau này không thể trông cậy vào phu quân, thì con cái vẫn sẽ là chỗ dựa cả đời.
Từ nay về sau, nàng không cần phải trông chờ Triệu Vân Ngạn nữa, vẫn sẽ có một đứa trẻ sẵn lòng lắng nghe tì bà của mẹ nó.
Triệu Vân Ngạn đã đặt tên cho đứa trẻ, gọi là Triệu Văn Dịch.
“Văn Dịch, Văn Dịch…” Ngô Hồng Tú lặp lại hai lần: “Tỷ tỷ, tỷ thấy tên này có đẹp không?”
“Hay, tác văn chương dịch, sau này chẳng phải là để thi đỗ trạng nguyên sao.”
Ngô Hồng Tụ cũng cười theo. Ta bế đứa bé lại gần, làn da của nó giờ đã bớt đỏ, trắng trẻo, thơm tho, nàng nhìn mãi không chán.
“Trẻ con mềm mại thế này sao, tỷ!”
“Phải đấy.”
“Tỷ xem tay chân nhỏ xíu của nó này!”
“Ta xem rồi mà.”
Nhũ mẫu đã bế đứa bé đi cho bú, nhưng nàng vẫn không ngừng luyến tiếc, dõi mắt vào chiếc tã như thể muốn nhìn thêm chút nữa.
“Giờ ngươi thấy chưa đủ, sau này sẽ còn mệt mỏi đấy. Nào là học chữ, đọc sách, rồi cưới vợ sinh con, lúc ấy sẽ khiến ngươi phiền lòng.”
Ta trêu nàng: “Mẹ ta khi sinh muội muội ta cũng thế, nhìn mãi không đủ, nhưng sau này muội muội nghịch ngợm đến mức làm mẹ ta tức phát khóc.”
Chúng ta đang trò chuyện, thì tỳ nữ Linh Chi bên Triệu lão phu nhân đến: “Đại phu nhân, lão phu nhân có lời muốn nói với người.”
Ta đến chỗ lão phu nhân, bà nắm lấy tay ta, trước tiên hỏi han về thai kỳ của ta, rồi thở dài:
“Con phải nuôi đứa trẻ trong phòng con thì ta mới yên tâm. Đừng thường xuyên đưa nó sang chỗ Ngô di nương.”
“Nó là cháu trai của ta, phải được nuôi dưỡng trong phòng của chính thất, để không bị nhiễm thói xấu.”
Ta biết ý của lão phu nhân là điều không thể phản đối. Lời của bà cũng chính là lời của Triệu Vân Ngạn, rằng ta không nên thường xuyên đưa đứa bé đến Thính Tuyết Các.
“Ta biết con đối xử tốt với Ngô di nương là để giữ lấy danh tiếng rộng lượng, khoan dung với thiếp thất. Con là tiểu thư dòng dõi chính thống của nhà họ Lý, không cần phải làm mấy việc này vì cái bề ngoài đâu. Ta tin con, Vân Ngạn cũng tin con, trong nhà ai mà không khen ngợi tính tình tốt của con?”
“Ta cũng nghĩ kỹ rồi, con sắp sinh, không thể để con làm kẻ ác. Trước khi con ở cữ xong, Văn Dịch sẽ được nuôi ở Thọ Khang Đường. Ngẫm lại, nàng ta cũng không dám nói gì. Đợi khi cháu đích tôn của chúng ta ra đời, cả hai đứa bé sẽ được nuôi trong phòng con, hai huynh đệ tự nhiên sẽ gần gũi từ nhỏ.”
Triệu lão phu nhân suy nghĩ một lúc, rồi nhớ ra điều quan trọng nhất: “Văn Dịch là trưởng tử, nhưng con không cần lo, tước vị của hầu phủ sau này chắc chắn sẽ thuộc về cháu đích tôn của ta, ta và Vân Ngạn đều không phải kẻ hồ đồ.”
“Đợi cháu đích tôn ra đời, chìa khóa quản gia ở chỗ Từ di nương, mẹ sẽ giúp con lấy lại. Ta biết nửa năm nay, con đã xem qua sổ sách, trong lòng con cũng đã có kế hoạch.”
Bà tính toán rất nhiều cho đại phu nhân Lý thị của Hầu phủ, lời nào cũng chân thành. Có một người mẹ chồng như thế giúp đỡ là phúc phần của Lý thị.
Đây cũng chính là điều mà Lý tiểu thư đã dự tính khi gả vào hầu phủ: quyền quản gia, người nối dõi và sự thể diện, tôn quý.
Nhưng những điều này, có phải là thứ mà Lý Trinh Nhi thật sự muốn hay không?
13
Tháng Tám nóng nực khó chịu.
Triệu Vân Ngạn dường như nhận ra rằng vào ngày Nguyên Tiêu, ta thực sự đã nổi giận.
Ta biết Triệu Vân Ngạn luôn mềm lòng trước sự nhún nhường, hắn và Ngô Hồng Tụ mỗi lần cãi nhau, cuối cùng đều là Ngô Hồng Tụ cúi đầu.
Nhưng ta thật sự không thể tha thứ, không thể hạ mình như trước để chiều theo ý hắn nữa.
Trên bàn sẽ không còn sẵn trà bạc hà hay hoa nhài dành cho hắn, khi hắn gọi “Nguyệt Nô”, ta cũng không thèm đáp lại, thậm chí rèm giường giường thêu hoa thủy tiên cũng bị ta cất đi.
Thật nực cười, nhưng lại quá đỗi nông cạn cái cách ta thể hiện sự giận dỗi của mình, giống như đang cau mặt giặt quần áo lót cho chồng mà trong đầu lại tự an ủi rằng: mặc dù ta vẫn ngủ cùng hắn, lo liệu chuyện trong nhà, sinh con đẻ cái cho hắn, nhưng trong lòng ta đã không còn yêu hắn nữa.
Nhưng ta còn biết làm gì khác? Chính ta cũng không biết.
Trong những câu chuyện trên sách vở, lúc này đáng ra ta nên đề nghị hòa ly, rồi sẽ có một nam nhân khác, đã yêu thầm ta từ lâu, xuất hiện.
Hắn không mắc bất kỳ tật xấu nào của nam nhân, có địa vị cao hơn và vẻ ngoài còn rực rỡ hơn Triệu Vân Ngạn, hắn vừa thanh khiết vừa trinh bạch, nhưng sẽ không khinh thường ta vì ta không còn trong trắng.
Rốt cuộc đó cũng chỉ là truyện hư cấu, đọc thì thấy sảng khoái, nhưng sau đó chỉ là sự trống rỗng và mơ hồ.
Ta vẫn chưa nghĩ ra còn con đường nào để đi.
Thật nực cười, thấy ta giận dỗi, Triệu Vân Ngạn lại trở nên cẩn trọng hơn.
Vài lần, Từ Vãn Ý tình cờ bắt gặp hắn trong hoa viên, đang xin lỗi ta, thậm chí còn thề thốt rằng sau này nếu ta không muốn, hắn tuyệt đối sẽ không giở trò trêu đùa hay lấn lướt ta nữa.
Khi Triệu Vân Ngạn xin lỗi, sắc mặt của Từ Vãn Ý tái nhợt, trông như chuỗi hạt tương tư đỏ trên cổ tay nàng, chỉ trong khoảnh khắc, mọi huyết sắc dường như bị rút cạn.
Hắn vẫn thích ngồi cùng ta luyện chữ, đọc thơ với ta, chỉ là bây giờ cẩn thận hơn nhiều. Nếu hắn dè dặt gọi ta “Nguyệt Nô”, ta cũng sẵn lòng ừ một tiếng.
Hắn sẽ vui mừng như một đứa trẻ vừa nhận được kẹo.
Thấy dáng vẻ bất an của hắn, ta bất chợt nhớ đến bài kinh về tám nỗi khổ mà một ni cô già từng nói với ta: “Sinh khổ, lão khổ, bệnh khổ, tử khổ, ái biệt ly khổ, oán tắng hội khổ, cầu bất đắc khổ, ngũ ấm xí thịnh khổ.”
Sinh lão bệnh tử, cầu bất đắc, oán tắng hội, ái biệt ly, ngũ ấm xí thịnh.
Đọc thêm nhiều truyện hay tại TruyenBiz.NetKhổ, tất cả đều là khổ.
Ngô Hồng Tụ bị lão phu nhân phạt cấm túc vì nàng đã dám cãi lại bà. Lão phu nhân không cho phép nàng gặp Văn Dịch, nàng xông vào Thọ Khang Đường, bị lão phu nhân trách phạt.
Bà còn dặn dò, ai dám tiết lộ chuyện này, làm kinh động đến ta khi đang mang thai, sẽ bị đ//ánh, đ//ánh chet ngay lập tức.
Tuy nhiên, tin tức vẫn bị Ngọc Vinh tiết lộ khi mang nhân sâm đến cho ta.
Trong lòng ta không đành, liền gọi Triệu Vân Ngạn: “Nhị lang, để Ngô muội muội nhìn con một chút đi.”
“Chuyện này nàng đừng bận tâm, mẹ sẽ không sai đâu.”
Sau bữa trưa, ta đến Thọ Khang Đường, nhưng Linh Chi đã đóng cửa: “Lão phu nhân đã nghỉ, nhắn với phu nhân rằng hôm nay không gặp ai.”
Ta không còn cách nào khác, đành đến Thính Tuyết Các. Ngô Hồng Tụ đã bị đ//ánh đòn, cố gắng chống đỡ cơ thể, bên cạnh có tỳ nữ Ngọc Bạt đang đỡ nàng.
Nước mắt lấm lem khắp mặt, nàng không còn tâm trạng để chải chuốt, giọng khản đặc vì khóc không thành tiếng, chỉ biết chỉ tay về phía cây đàn ngũ huyền bên cửa sổ.
Xuân Minh đỏ hoe mắt, ôm lấy cây tì bà đưa cho nàng. Nàng không đàn, mà đưa cây tì bà cho Xuân Minh: “Xuân Minh, ngươi đem cây tì bà này… đi bán đi.”
Xuân Minh hoảng hốt, vội lắc đầu: “Tỷ tỷ, tỷ bệnh đến hồ đồ rồi, sao có thể bán nó được?”
“Có phải người dưới đối xử khắc nghiệt? Thiếu ăn thiếu mặc không?”
Ta lập tức ngăn lại: “Đông Tình, ngươi đi kiểm tra xem, ai dám cắt xén, dẫn người đó đến Lan Trúc Hiên cho ta! Ta còn hai trăm lượng bạc chưa dùng đến, bảo Tuyết Đoàn mang qua đây!”
Ngô Hồng Tụ chỉ cắn chặt môi, lắc đầu, nước mắt lặng lẽ rơi xuống, giọng nàng nghẹn ngào, đứt quãng: “Tỷ tỷ, không ai bạc đãi gì với ta cả, là ta không muốn nhận bất cứ thứ gì của nhà họ Triệu nữa.”
“Xuân Minh, đem bán cây tì bà, nhờ ngươi đến tiệm vàng, làm cho ta một đôi vòng tay, vàng cũng được, bạc cũng được…”
“Ta không được gặp Văn Dịch nữa, ta không gặp được nó… đôi vòng này là ta tặng cho nó, không phải là thứ của nhà họ Triệu.”
Xuân Minh khóc đến không nói nên lời, chỉ ôm chặt cây tì bà mà nức nở.
Ngô Hồng Tụ giờ không còn nước mắt để rơi nữa, nàng ngây dại nhìn cây tì bà, dịu dàng vuốt ve những họa tiết khảm xà cừ trên đó.
Đó là cây tì bà nàng đã giành được khi đánh bại nhạc sư cung đình năm nàng mười bảy tuổi. Qua bao năm tháng lưu lạc, những họa tiết khảm tinh xảo vẫn không vương chút dấu vết của thời gian, quý giá hơn cả đôi tay mềm mại của nàng.
Đó không chỉ là cây tì bà của nàng, mà còn là tri kỷ, là linh hồn của nàng.
Nàng đã dùng nó để khiến Bá Vương rũ giáp quay lại, dùng nó để hóa thân thành Hồng Phất nữ cứu vớt người trong cơn lầm than,
Nó đã cùng nàng ngắm ánh trăng thu của Hàn cung, cùng nàng thưởng thức khúc <>.
Nàng nhìn cây tì bà hồi lâu, rồi ngẩng đầu cười với ta, nụ cười mang theo chút áy náy: “Tỷ tỷ, xin lỗi tỷ nhé.
“E rằng ta không thể đàn Cao Sơn Lưu Thủy cho tỷ nghe được nữa.”
Cây tì bà ấy đã được bán lấy năm đĩnh vàng, dùng để làm một chiếc vòng cổ bằng vàng.
Sau đó, ta lại chuộc nó về với giá mười đĩnh vàng, đợi một ngày nào đó sẽ trả lại cho nàng.
Xuân Minh không hiểu, hỏi ta tại sao lại tiêu tốn năm đĩnh vàng một cách vô ích. Ta chạm nhẹ lên cây tì bà, thở dài: “Không giống nhau đâu.”
Ngô Hồng Tụ bảo ta hãy đợi, đợi đến khi nàng khỏe lại, khi cơn mưa ngớt và trời quang đãng, chúng ta sẽ cùng nhau trao chiếc vòng cổ cho Văn Dịch.
Mưa rơi suốt năm ngày, đến ngày thứ sáu trời trong sáng. Ta nghe thấy tiếng bước chân hoảng loạn của Xuân Minh chạy vào.
Mặt nàng không giấu được cảm xúc, trắng bệch như tờ giấy tuyên bị nước mắt thấm ướt, lòng đầy bất an, chỉ cần chạm nhẹ là vỡ. Đông Tình lo lắng nhìn bụng ta, khẽ lắc đầu với ta.
“Đừng giấu ta.” Ta ngồi xuống, giọng trầm tĩnh: “Ta không phải là người không chịu nổi chuyện đâu.”
Nước mắt của Xuân Minh đột nhiên trào xuống, nàng lấy tay che mặt, cố mở miệng: “Hồng Tụ tỷ… tỷ ấy… chet rồi.”
…
Hồng Tụ?
Chet rồi?
Là Hồng Tụ sao?
Thật sự là nàng sao?
Nàng chẳng phải đã nói sẽ cùng ta mang chiếc vòng cổ cho Văn Dịch sao?
Mưa vừa tạnh buổi sáng nay, trời đẹp thế này, rất thích hợp để chúng ta đến gặp Văn Dịch mà…
Tại sao, rốt cuộc tại sao lại như thế…
“Lão phu nhân nuôi đứa trẻ trên gác xép của Thọ Khang Đường, không cho Hồng Tụ tỷ vào nhìn.”
“Hồng Tụ tỷ lén trèo lên vào ban đêm, mấy ngày trước trời mưa, có lẽ rêu trơn, tay tỷ ấy lại bị thương, không bám vững được…”
Ta ngây ngẩn nhìn về phía cây tì bà.
Nó đứng lặng lẽ tựa bên cửa sổ, ánh nắng chiều chiếu xiên lên lớp khảm xà cừ, ánh sáng lấp lánh cùng hương thơm của vàng trộn với phấn.
Không ai đàn, nên nàng im lặng, chẳng vui chẳng buồn.
Ta chợt nhận ra mình không thốt nên lời.
Cúi đầu, nước mắt đã làm ướt đẫm tay áo, ướt cả người ta.
Trong sự mơ hồ cuối cùng, ta lờ mờ nghe thấy tiếng tì bà vẳng từ xa nơi Thính Tuyết Các. Đó là khúc <> còn dang dở.
“Hán binh đã chiếm đất, bốn bề Sở ca vang,
Ý khí vua đã tận, thiếp đây sống sao đành.”
“Ngọc Nô? Ngọc Nô à—“
“Tiểu thư? Tiểu thư?”
Để lại một bình luận
Bạn cần Đăng nhập để gửi bình luận.