Hình ảnh thay đổi, thời gian chuyển đến tháng 8 năm 2026.
Bối cảnh chuyển sang giường ngủ.
Trần Vọng Dã lúc hai mươi tuổi, thân hình còn đẹp hơn bây giờ.
Trong ánh đèn mờ ảo, thân hình ấy nhấp nhô theo từng nhịp.
Mồ hôi từ trên trán cậu ta nhỏ xuống:
“Dương Văn Nguyệt, em nhìn anh đi, anh là cún con ngoan của em mà, đừng bỏ rơi anh nữa, được không?”
Cậu ta khẩn cầu như một tín đồ thành kính.
Tôi không dám nhìn cảnh tượng ái muội này nữa.
Bừng tỉnh.
Tim đập thình thịch trong lồng ngực.
Chỉ là mơ thôi, không sao đâu.
Tôi tự an ủi mình, cố gắng quên đi giấc mơ ấy.
Sáng hôm sau.
Trái với thường ngày, hôm nay mới tám giờ sáng, Trần Vọng Dã đã ngồi ngẩn ngơ trên ghế sofa, thay vì ngủ nướng đến tận trưa mới dậy.
Mắt cậu ta thâm quầng, có vẻ như ngủ không ngon.
Tôi bình tĩnh chào: “Dậy sớm thế.”
Cậu ta “vèo” một cái bật dậy khỏi sofa, như thể nhìn thấy thú dữ:
“Cô… cô…”
“Cô cái gì mà cô, có gì thì nói mau.”
“Tôi không bao giờ có thể thích cô, càng không bao giờ gọi cô là chị.”
“Thần kinh!”
Tôi quan sát cậu ta.
Lưỡi cậu ta líu lại, tai đỏ bừng.
Không giống vẻ ngông cuồng thường ngày chút nào.
Hơi lạ.
Tôi ném quyển từ điển qua: “Rảnh rỗi thì đi học thuộc từ vựng đi.”
Sau đó, những ngày tiếp theo.
Tôi liên tục mơ thấy những hình ảnh về tương lai.
Và tất cả đều liên quan đến Trần Vọng Dã.
Năm 2026, tôi có một công việc ổn định, ngày ngày diện áo sơ mi trắng và chân váy công sở.
Trần Vọng Dã trong mơ dường như rất thích bộ đồ ấy.
Cậu ta luôn từ từ cởi từng chiếc cúc áo của tôi.
Khi thì bằng tay, khi thì bằng răng.
Rồi chậm rãi hôn lên làn da vừa lộ ra.
Trái ngược với giấc mơ, ở hiện thực, Trần Vọng Dã cứ gặp tôi là như gặp phải rắn rết.
Ngay cả đến lớp, cậu ta cũng viện cớ ốm để nghỉ học liên tục.
Nhưng mà nói dối nhiều quá sẽ thành sự thật.
Cuối tuần hôm ấy, Trần Vọng Dã đúng là ốm thật.
Cậu ta sốt cao 39 độ, mê man bất tỉnh, không thể xuống giường nổi.
Trớ trêu thay, hôm nay người giúp việc lại nghỉ, trong biệt thự chỉ có hai chúng tôi.
Vì lo lắng cho sức khỏe của cậu ta, tôi đã gọi điện cho chủ tịch Trần.
Tôi chưa kịp trình bày hết bệnh tình của Trần Vọng Dã thì đã bị chủ tịch Trần ngắt lời:
“Cứ để nó nằm nghỉ vài hôm là khỏi, sau này nó có ốm đau gì cũng không cần báo cáo với tôi.”
Tôi hơi sững người: “Vậy… không đưa cậu ấy đi bệnh viện ạ?”
“Không cần thiết.”
Bên cạnh vang lên tiếng reo hò “Đẹp lắm!”
Chủ tịch Trần đang chơi golf.
Tôi nói: “Vậy hay là, khi nào đánh xong ông ghé qua xem cậu ấy một chút ạ?”
“Tôi bận lắm.”
Chủ tịch Trần nói với giọng điệu vừa lịch sự vừa xa cách:
“Cô giáo Tiểu Dương, cứ để nó tự sinh tự diệt đi.”
“Sao có thể như vậy được?”
“Nó đâu phải con trai duy nhất của tôi. Trong số những đứa con, nó là đứa kém cỏi nhất, tôi đã đủ kiên nhẫn với nó rồi.”
Tôi nhất thời không biết nói gì.
“Cô có nhìn thấy ngón tay bị cụt bên bàn tay trái của nó không?” Chủ tịch Trần đột nhiên hỏi.
“Có thấy.”
“Tôi bẻ gãy đấy.”
“… Cái gì?” Tôi gần như lạc giọng.
“Hồi nhỏ, Trần Vọng Dã nói dối là nó bị ốm để lừa tôi về nhà thăm nó. Tôi bận rộn như vậy, lấy đâu ra thời gian để chơi trò chơi trẻ con đó với nó? Vì vậy, tôi đã bẻ gãy ngón út của nó để dạy cho nó một bài học.”
Tiếng cười của chủ tịch Trần lộ rõ vẻ đắc ý:
“Từ đó về sau, nó ngoan hẳn, không dám nói dối kiểu đó nữa.
Chỉ là cụt một ngón tay út thôi mà, không ảnh hưởng gì đến cuộc sống hết. Cô xem, bây giờ nó chẳng phải vẫn khỏe mạnh đó sao?”
…
Một luồng khí lạnh chạy dọc sống lưng.
Hình như tôi đã hiểu ra rồi.
Tại sao Trần Vọng Dã lại có tính cách tồi tệ như vậy.
Lớn lên trong một môi trường như thế, không bị méo mó mới là lạ.
Tôi đứng ở cửa phòng, nhìn Trần Vọng Dã đang đau đớn.
Như nhìn thấy chính mình thuở nhỏ.
Tôi cũng từng như cậu ta.
Không ai quan tâm, loạng choạng, tự mình mò mẫm lớn lên.
Tôi quyết định rót một cốc nước, gọi cậu ta dậy uống thuốc.
Hôm nay, khuôn mặt Trần Vọng Dã ửng đỏ.
Trông cậu ta có vẻ ngoan ngoãn.
Tôi không nhịn được đưa tay véo má cậu ta.
Cảm giác thật tuyệt, mềm mềm, như đồ chơi bóp.
Trần Vọng Dã khẽ rên rỉ, nhưng không phản kháng.
Có lẽ là không còn sức nữa rồi.
Đợi cậu ta uống thuốc xong, tôi mới hài lòng buông tay, chuẩn bị rời đi.
Trần Vọng Dã đột nhiên níu tay tôi:
“Chị.”
“Cậu gọi tôi là gì cơ?”
Não cậu ta bị sốt đến hỏng rồi sao?
Không phải đã nói là không bao giờ gọi tôi là chị à.
Ngay sau đó, Trần Vọng Dã gục đầu lên vai tôi, hơi thở nóng rực:
“Bây giờ là năm nào vậy? Chị ơi, chị lại vào giấc mơ của em rồi.
Không nói gì, là muốn trực tiếp cảm nhận em đang sốt 39 độ sao?”
Vừa nói, cậu ta vừa kéo tay tôi, đặt lên chỗ nóng nhất trên người…
…
Cái nóng bỏng rát trong lòng bàn tay khiến tôi lập tức tỉnh táo.
Không còn nghi ngờ gì nữa –
Giấc mơ về tương lai, không phải chỉ mình tôi mơ thấy.
Trần Vọng Dã cũng mơ thấy.
Chỉ là lúc này, cậu ta đang sốt đến mê man nên vẫn tưởng mình đang ở trong mơ.
Tôi nhanh chóng rút tay lại, cho cậu ta hai cái tát.
Rất nhẹ, không hề đau.
Chủ yếu là để cậu ta tỉnh táo lại.
Quả nhiên Trần Vọng Dã đã tỉnh lại: “Vừa nãy…”
“Vừa nãy cậu đã coi hiện thực là giấc mơ.”
“Ồ…”
“Bây giờ là năm 2024, không phải 2026.”
Cậu ta lập tức trợn tròn mắt: “Sao cô biết tôi mơ thấy năm 2026?”
“Vì tôi cũng mơ thấy.”
“Không thể nào.”
“Bàn học, thảm trải sàn… và cả chiếc giường này nữa, chỉ có điều bộ chăn ga đã được thay bằng màu xám.”
Những gì tôi nói đều là cảnh tượng trong mơ.
Cuối cùng Trần Vọng Dã cũng tin.
“Vậy sao cô không nói sớm?”
“Nói gì?” Tôi hỏi ngược lại cậu ta: “Nói rằng sau này cậu có thể sẽ cầu xin tình yêu của tôi?”
Trần Vọng Dã nghẹn lời.
Tôi không nói sai.
Trong mơ, chẳng phải cậu ta đã rất hèn mọn và chủ động đó sao.
Nghĩ đến những hình ảnh đó, tim Trần Vọng Dã đập như trống dồn, cơ thể lại nóng ran.
Cậu ta nắm chặt chăn, che bụng lại, cố tỏ ra lạnh lùng nói:
“Dương Văn Nguyệt, tôi không coi những giấc mơ đó là thật đâu. Mơ thì đều là giả, không thể thành sự thật được. Khuyên cô cũng đừng có mơ tưởng hão huyền.”
“Trùng hợp thật, tôi không có.”
Tôi cố ý liếc nhìn chỗ bị chăn che khuất.
Mỉm cười đầy ẩn ý.
…
Tôi và Trần Vọng Dã đạt được sự đồng thuận.
Cứ coi như những giấc mơ đó chưa từng xảy ra.
Tôi vẫn chỉ là gia sư.
Cậu ta là người thuê tôi.
Cuối tháng bảy, nhà có một vài vị khách không mời mà đến.
Các anh trai của Trần Vọng Dã.
Họ rủ rê bạn bè đến để tổ chức sinh nhật cho Trần Vọng Dã.
Sinh nhật Trần Vọng Dã thực ra là vào ngày mai.
Ba người anh trai của cậu ta đến mà chẳng mang theo quà cáp gì.
Chiếc bánh sinh nhật bị họ coi như đồ chơi, ném qua ném lại.
Nghe người giúp việc nói, mấy cậu chủ này tháng nào cũng đến một lần.
Lần nào đến cũng bày bừa khiến nhà cửa tan hoang, vất vả cho người giúp việc và nhân viên quét dọn.
Trần Vọng Dã rất ghét bọn họ.
Cả buổi tối, sắc mặt cậu ta đều âm trầm.
Không lâu sau, những vị khách đều đã ngà ngà say.
Cô ả bồ nhí dựa vào lòng anh cả Trần Như Sơn, nũng nịu nói:
“Em trai anh cũng đẹp trai đấy chứ.”
Trần Như Sơn sa sầm mặt: “Chỉ được cái mã ngoài, thực chất là một thằng vô dụng.”
Lúc cậu ta nói câu này, Trần Vọng Dã đang ở ngay bên cạnh.
Chẳng hề giữ thể diện gì cho em trai mình cả.
“Em yêu, em có biết nó thi đại học được bao nhiêu điểm không?”
“Bao nhiêu?”
“Hai trăm rưỡi, đúng hai trăm rưỡi luôn!”
Mọi người cười phá lên:
“Thảo nào chủ tịch Trần không cho nó thừa kế gia sản.”
“Con vợ cả thì đã sao? Bây giờ chẳng phải cũng phải nhường đường cho chúng ta hay sao?”
Tôi cũng từng nghe nói về đời tư của chủ tịch Trần.
Vợ ông ta chỉ có một đứa con, chính là Trần Vọng Dã.
Nhưng trước khi Trần Vọng Dã ra đời, chủ tịch Trần luôn trăng hoa bên ngoài.
Ông ta có một đống con riêng trước, rồi mới đến Trần Vọng Dã.
Mẹ của Trần Vọng Dã tức đến nỗi bị ung thư vú, cuối cùng qua đời vì bệnh.
Mẹ cậu ta vừa mất, đám anh em này liền ngang nhiên bước vào nhà.
Như những tên cướp, bọn họ tranh giành đồ của Trần Vọng Dã, lại còn bắt nạt cậu ta.
Ban đầu, chủ tịch Trần còn can thiệp đôi chút.
Nhưng sau đó, đám bồ nhí cứ nũng nịu trong lòng, thế là ông ta chẳng còn để tâm nữa.
Những lời nói đùa ngày càng quá trớn.
Trần Như Sơn hoàn toàn buông thả bản thân, nói:
“Di truyền đúng là mạnh thật, Trần Vọng Dã giống hệt mẹ nó, đúng là đồ bỏ đi.”
Đồng tử Trần Vọng Dã co rút lại, ngay lập tức nắm chặt tay.
Chắc chắn nắm đấm này là dành cho Trần Như Sơn.
Nhưng, trước khi cậu ta kịp ra tay, tôi đã giáng cho Trần Như Sơn một cái tát.
“Ba cậu không dạy cậu cách làm người à?”
…
Đọc thêm nhiều truyện hay tại TruyenBiz.Net
Hình ảnh thay đổi, thời gian chuyển đến tháng 8 năm 2026.
Bối cảnh chuyển sang giường ngủ.
Trần Vọng Dã lúc hai mươi tuổi, thân hình còn đẹp hơn bây giờ.
Trong ánh đèn mờ ảo, thân hình ấy nhấp nhô theo từng nhịp.
Mồ hôi từ trên trán cậu ta nhỏ xuống:
“Dương Văn Nguyệt, em nhìn anh đi, anh là cún con ngoan của em mà, đừng bỏ rơi anh nữa, được không?”
Cậu ta khẩn cầu như một tín đồ thành kính.
Tôi không dám nhìn cảnh tượng ái muội này nữa.
Bừng tỉnh.
Tim đập thình thịch trong lồng ngực.
Chỉ là mơ thôi, không sao đâu.
Tôi tự an ủi mình, cố gắng quên đi giấc mơ ấy.
Sáng hôm sau.
Trái với thường ngày, hôm nay mới tám giờ sáng, Trần Vọng Dã đã ngồi ngẩn ngơ trên ghế sofa, thay vì ngủ nướng đến tận trưa mới dậy.
Mắt cậu ta thâm quầng, có vẻ như ngủ không ngon.
Tôi bình tĩnh chào: “Dậy sớm thế.”
Cậu ta “vèo” một cái bật dậy khỏi sofa, như thể nhìn thấy thú dữ:
“Cô… cô…”
“Cô cái gì mà cô, có gì thì nói mau.”
“Tôi không bao giờ có thể thích cô, càng không bao giờ gọi cô là chị.”
“Thần kinh!”
Tôi quan sát cậu ta.
Lưỡi cậu ta líu lại, tai đỏ bừng.
Không giống vẻ ngông cuồng thường ngày chút nào.
Hơi lạ.
Tôi ném quyển từ điển qua: “Rảnh rỗi thì đi học thuộc từ vựng đi.”
Sau đó, những ngày tiếp theo.
Tôi liên tục mơ thấy những hình ảnh về tương lai.
Và tất cả đều liên quan đến Trần Vọng Dã.
Năm 2026, tôi có một công việc ổn định, ngày ngày diện áo sơ mi trắng và chân váy công sở.
Trần Vọng Dã trong mơ dường như rất thích bộ đồ ấy.
Cậu ta luôn từ từ cởi từng chiếc cúc áo của tôi.
Khi thì bằng tay, khi thì bằng răng.
Rồi chậm rãi hôn lên làn da vừa lộ ra.
Trái ngược với giấc mơ, ở hiện thực, Trần Vọng Dã cứ gặp tôi là như gặp phải rắn rết.
Ngay cả đến lớp, cậu ta cũng viện cớ ốm để nghỉ học liên tục.
Nhưng mà nói dối nhiều quá sẽ thành sự thật.
Cuối tuần hôm ấy, Trần Vọng Dã đúng là ốm thật.
Cậu ta sốt cao 39 độ, mê man bất tỉnh, không thể xuống giường nổi.
Trớ trêu thay, hôm nay người giúp việc lại nghỉ, trong biệt thự chỉ có hai chúng tôi.
Vì lo lắng cho sức khỏe của cậu ta, tôi đã gọi điện cho chủ tịch Trần.
Tôi chưa kịp trình bày hết bệnh tình của Trần Vọng Dã thì đã bị chủ tịch Trần ngắt lời:
“Cứ để nó nằm nghỉ vài hôm là khỏi, sau này nó có ốm đau gì cũng không cần báo cáo với tôi.”
Tôi hơi sững người: “Vậy… không đưa cậu ấy đi bệnh viện ạ?”
“Không cần thiết.”
Bên cạnh vang lên tiếng reo hò “Đẹp lắm!”
Chủ tịch Trần đang chơi golf.
Tôi nói: “Vậy hay là, khi nào đánh xong ông ghé qua xem cậu ấy một chút ạ?”
“Tôi bận lắm.”
Chủ tịch Trần nói với giọng điệu vừa lịch sự vừa xa cách:
“Cô giáo Tiểu Dương, cứ để nó tự sinh tự diệt đi.”
“Sao có thể như vậy được?”
“Nó đâu phải con trai duy nhất của tôi. Trong số những đứa con, nó là đứa kém cỏi nhất, tôi đã đủ kiên nhẫn với nó rồi.”
Tôi nhất thời không biết nói gì.
“Cô có nhìn thấy ngón tay bị cụt bên bàn tay trái của nó không?” Chủ tịch Trần đột nhiên hỏi.
“Có thấy.”
“Tôi bẻ gãy đấy.”
“… Cái gì?” Tôi gần như lạc giọng.
“Hồi nhỏ, Trần Vọng Dã nói dối là nó bị ốm để lừa tôi về nhà thăm nó. Tôi bận rộn như vậy, lấy đâu ra thời gian để chơi trò chơi trẻ con đó với nó? Vì vậy, tôi đã bẻ gãy ngón út của nó để dạy cho nó một bài học.”
Tiếng cười của chủ tịch Trần lộ rõ vẻ đắc ý:
“Từ đó về sau, nó ngoan hẳn, không dám nói dối kiểu đó nữa.
Chỉ là cụt một ngón tay út thôi mà, không ảnh hưởng gì đến cuộc sống hết. Cô xem, bây giờ nó chẳng phải vẫn khỏe mạnh đó sao?”
…
Một luồng khí lạnh chạy dọc sống lưng.
Hình như tôi đã hiểu ra rồi.
Tại sao Trần Vọng Dã lại có tính cách tồi tệ như vậy.
Lớn lên trong một môi trường như thế, không bị méo mó mới là lạ.
Tôi đứng ở cửa phòng, nhìn Trần Vọng Dã đang đau đớn.
Như nhìn thấy chính mình thuở nhỏ.
Tôi cũng từng như cậu ta.
Không ai quan tâm, loạng choạng, tự mình mò mẫm lớn lên.
Tôi quyết định rót một cốc nước, gọi cậu ta dậy uống thuốc.
Hôm nay, khuôn mặt Trần Vọng Dã ửng đỏ.
Trông cậu ta có vẻ ngoan ngoãn.
Tôi không nhịn được đưa tay véo má cậu ta.
Cảm giác thật tuyệt, mềm mềm, như đồ chơi bóp.
Trần Vọng Dã khẽ rên rỉ, nhưng không phản kháng.
Có lẽ là không còn sức nữa rồi.
Đợi cậu ta uống thuốc xong, tôi mới hài lòng buông tay, chuẩn bị rời đi.
Trần Vọng Dã đột nhiên níu tay tôi:
“Chị.”
“Cậu gọi tôi là gì cơ?”
Não cậu ta bị sốt đến hỏng rồi sao?
Không phải đã nói là không bao giờ gọi tôi là chị à.
Ngay sau đó, Trần Vọng Dã gục đầu lên vai tôi, hơi thở nóng rực:
“Bây giờ là năm nào vậy? Chị ơi, chị lại vào giấc mơ của em rồi.
Không nói gì, là muốn trực tiếp cảm nhận em đang sốt 39 độ sao?”
Vừa nói, cậu ta vừa kéo tay tôi, đặt lên chỗ nóng nhất trên người…
…
Cái nóng bỏng rát trong lòng bàn tay khiến tôi lập tức tỉnh táo.
Không còn nghi ngờ gì nữa –
Giấc mơ về tương lai, không phải chỉ mình tôi mơ thấy.
Trần Vọng Dã cũng mơ thấy.
Chỉ là lúc này, cậu ta đang sốt đến mê man nên vẫn tưởng mình đang ở trong mơ.
Tôi nhanh chóng rút tay lại, cho cậu ta hai cái tát.
Rất nhẹ, không hề đau.
Chủ yếu là để cậu ta tỉnh táo lại.
Quả nhiên Trần Vọng Dã đã tỉnh lại: “Vừa nãy…”
“Vừa nãy cậu đã coi hiện thực là giấc mơ.”
“Ồ…”
“Bây giờ là năm 2024, không phải 2026.”
Cậu ta lập tức trợn tròn mắt: “Sao cô biết tôi mơ thấy năm 2026?”
“Vì tôi cũng mơ thấy.”
“Không thể nào.”
“Bàn học, thảm trải sàn… và cả chiếc giường này nữa, chỉ có điều bộ chăn ga đã được thay bằng màu xám.”
Những gì tôi nói đều là cảnh tượng trong mơ.
Cuối cùng Trần Vọng Dã cũng tin.
“Vậy sao cô không nói sớm?”
“Nói gì?” Tôi hỏi ngược lại cậu ta: “Nói rằng sau này cậu có thể sẽ cầu xin tình yêu của tôi?”
Trần Vọng Dã nghẹn lời.
Tôi không nói sai.
Trong mơ, chẳng phải cậu ta đã rất hèn mọn và chủ động đó sao.
Nghĩ đến những hình ảnh đó, tim Trần Vọng Dã đập như trống dồn, cơ thể lại nóng ran.
Cậu ta nắm chặt chăn, che bụng lại, cố tỏ ra lạnh lùng nói:
“Dương Văn Nguyệt, tôi không coi những giấc mơ đó là thật đâu. Mơ thì đều là giả, không thể thành sự thật được. Khuyên cô cũng đừng có mơ tưởng hão huyền.”
“Trùng hợp thật, tôi không có.”
Tôi cố ý liếc nhìn chỗ bị chăn che khuất.
Mỉm cười đầy ẩn ý.
…
Tôi và Trần Vọng Dã đạt được sự đồng thuận.
Cứ coi như những giấc mơ đó chưa từng xảy ra.
Tôi vẫn chỉ là gia sư.
Cậu ta là người thuê tôi.
Cuối tháng bảy, nhà có một vài vị khách không mời mà đến.
Các anh trai của Trần Vọng Dã.
Họ rủ rê bạn bè đến để tổ chức sinh nhật cho Trần Vọng Dã.
Sinh nhật Trần Vọng Dã thực ra là vào ngày mai.
Ba người anh trai của cậu ta đến mà chẳng mang theo quà cáp gì.
Chiếc bánh sinh nhật bị họ coi như đồ chơi, ném qua ném lại.
Nghe người giúp việc nói, mấy cậu chủ này tháng nào cũng đến một lần.
Lần nào đến cũng bày bừa khiến nhà cửa tan hoang, vất vả cho người giúp việc và nhân viên quét dọn.
Trần Vọng Dã rất ghét bọn họ.
Cả buổi tối, sắc mặt cậu ta đều âm trầm.
Không lâu sau, những vị khách đều đã ngà ngà say.
Cô ả bồ nhí dựa vào lòng anh cả Trần Như Sơn, nũng nịu nói:
“Em trai anh cũng đẹp trai đấy chứ.”
Trần Như Sơn sa sầm mặt: “Chỉ được cái mã ngoài, thực chất là một thằng vô dụng.”
Lúc cậu ta nói câu này, Trần Vọng Dã đang ở ngay bên cạnh.
Chẳng hề giữ thể diện gì cho em trai mình cả.
“Em yêu, em có biết nó thi đại học được bao nhiêu điểm không?”
“Bao nhiêu?”
“Hai trăm rưỡi, đúng hai trăm rưỡi luôn!”
Mọi người cười phá lên:
“Thảo nào chủ tịch Trần không cho nó thừa kế gia sản.”
“Con vợ cả thì đã sao? Bây giờ chẳng phải cũng phải nhường đường cho chúng ta hay sao?”
Tôi cũng từng nghe nói về đời tư của chủ tịch Trần.
Vợ ông ta chỉ có một đứa con, chính là Trần Vọng Dã.
Nhưng trước khi Trần Vọng Dã ra đời, chủ tịch Trần luôn trăng hoa bên ngoài.
Ông ta có một đống con riêng trước, rồi mới đến Trần Vọng Dã.
Mẹ của Trần Vọng Dã tức đến nỗi bị ung thư vú, cuối cùng qua đời vì bệnh.
Mẹ cậu ta vừa mất, đám anh em này liền ngang nhiên bước vào nhà.
Như những tên cướp, bọn họ tranh giành đồ của Trần Vọng Dã, lại còn bắt nạt cậu ta.
Ban đầu, chủ tịch Trần còn can thiệp đôi chút.
Nhưng sau đó, đám bồ nhí cứ nũng nịu trong lòng, thế là ông ta chẳng còn để tâm nữa.
Những lời nói đùa ngày càng quá trớn.
Trần Như Sơn hoàn toàn buông thả bản thân, nói:
“Di truyền đúng là mạnh thật, Trần Vọng Dã giống hệt mẹ nó, đúng là đồ bỏ đi.”
Đồng tử Trần Vọng Dã co rút lại, ngay lập tức nắm chặt tay.
Chắc chắn nắm đấm này là dành cho Trần Như Sơn.
Nhưng, trước khi cậu ta kịp ra tay, tôi đã giáng cho Trần Như Sơn một cái tát.
“Ba cậu không dạy cậu cách làm người à?”
…
Để lại một bình luận
Bạn cần Đăng nhập để gửi bình luận.