15.
Tề Kiến Chân bị Anh Vương bắt về ăn Tết.
“Ngươi không hiểu đâu, những nghi lễ phiền phức kia, ta nhìn mà bó tay toàn tập!”
Bà ấy chạy trốn đến thôn Bảo Hoa vì muốn yên tĩnh, nhưng cũng không thể thoát khỏi việc đón giao thừa, càng không tránh khỏi ngày rằm.
Phùng Chiếu Thu mang theo một ít rượu tới, cắt thêm hai cân thịt bò kho.
Tề Kiến Chân nhấp một ngụm, đổi ly rượu thành bát, đổ vào miệng: “Việc làm ăn bây giờ hẳn đã thành công, rượu đã ngon hơn trước rồi.”
Lưu Nhuỵ Nhi chưa từng nhìn thấy nữ tử nào buông thả như vậy? Nàng ấy lặng lẽ kéo quần áo của ta và hỏi có phải não của Tề Kiến Chân có vấn đề phải không.
Chờ Phùng Chiếu Thu trực tiếp ôm bình rượu rót vào miệng, Lưu Nhuỵ Nhi suy nghĩ một lúc, hỏi ta rằng tất cả nữ tử ở kinh thành đều cư xử như vậy sao?
Than đỏ kêu lách tách trong lò, trên bếp đang nấu một bình Thiêu Đao Tử, mùi rượu bốc lên cuồn cuộn, khiến ta váng đầu.
Ta đáp: “Chỉ mong tất cả nữ tử trên thế gian đều cư xử như vậy.”
Chớp mắt đã đến cuối năm, Phùng Chiếu Thu dẫn ta đi dán câu đối Tết.
“Tứ Đại Thiên Vương trấn áp tiểu quỷ bốn phương, Táo Vương gia phù hộ phát tài phát lộc!”
“Chữ “Phúc” dán lộn ngược, phúc đảo, phúc đáo*!”
(*) Chữ phúc treo ngược: là 1 phong tục truyền thống của người Trung Quốc. Từ 倒 phiên âm /dǎo/ có nghĩa là “lộn ngược, đổ hay đảo ngược” phát âm gần giống với 到 /dào/ nghĩa là “đến”. Ngụ ý khi treo ngược từ Phúc là cách chơi chữ “Vận may đến rồi”, nên người Hoa thường dán ngược chữ Phúc “福” trên cửa sổ hoặc cửa ra vào.
Phùng Chiếu Thu vừa bận bịu vừa lẩm bẩm gì đó, ta đi theo sau mông bà như một chú cún con, đóng vai kẻ dính người.
Chiếc áo khoác đỏ mà Lưu Nhuỵ Nhi may cho ta vừa ấm vừa đẹp, tơ lụa bán rất chạy. Chẳng mấy chốc nàng ấy đã tiết kiệm được một khoản tiền, dự định sau mùa xuân sẽ gửi muội muội mình đến trường tư thục, trở thành bạn cùng lớp với ta.
Ngày mồng ba tháng Giêng, ta và người bạn cùng lớp sáu tuổi tương lai cùng nhau đốt pháo.
Tuy tuổi còn nhỏ, nhưng nàng ấy dũng cảm hơn người, ta chỉ dám thả pháo Thoán Thiên Hầu, thế mà nàng ấy dám thả pháo kép.
Chiến tích chung của hai bọn ta là làm nổ tung hai chậu hoa của Phùng Chiếu Thu.
Ngay lúc bị phạt đứng trong góc tường, tiếng gõ cửa bỗng vang lên.
Ta không có bạn cũ ở kinh thành. Chẳng lẽ Nghiêm phu nhân lại đến?
Ta định không mở cửa, cho đến khi nghe thấy một tràng ho khan của nữ tử bên ngoài.
“Tỷ tỷ, là ta.”
Giọng nói đó không thể quen thuộc, đó là Lạc Nhu.
Suy nghĩ kỹ càng, Lạc Nhu chưa từng gây khó dễ cho ta, thậm chí cũng chưa bao giờ nói với ta một lời khó nghe nào.
Nàng ta chỉ thờ ơ lạnh nhạt.
Ta mở cửa, Lạc Nhu đứng trên thềm đá trước cổng, vô cùng yếu ớt.
“Tại sao ngươi tới đây?”
Môi nàng ta tái nhợt, mặt mũi đỏ bừng vì ho.
“Mẫu thân không dám đến, nên ta đến.”
Sau khi Nghiêm phu nhân trở về Hầu phủ vào ngày hôm đó, bà ta đã lặng lẽ ngừng nước bùa của Lạc Nhu. Ngay khi ngưng dùng nước bùa, sức khỏe của Lạc Nhu ngày càng khá hơn.
Mạch còn thiếu trong đầu Nghiêm phu nhân cuối cùng đã nối liền. Bà ta quay về nhà mẹ đẻ tìm ca ca, mượn tâm phúc của ca ca đi điều tra.
Tra tới tra lui, tra ra đến trên đầu trượng phu của bà ta.
Lạc Hầu có một người thiếp tên là Tôn thị, là thanh mai trúc mã lớn lên cùng ông ta. Tuy nhiên địa vị gia đình không đủ cao, của hồi môn không đủ nhiều, không đảm đương nổi vị trí chính thê, cũng không bỏ được phần tình cảm này, đành cam chịu làm thiếp.
“Việc lão đạo sĩ chặn đường và nguyền rủa vốn do Tôn thị chủ mưu. Nhưng sau khi Tôn thị tự tay bóp chết ca ca, phụ thân vì bảo vệ bà ta, nên đã hợp mưu cùng bà ta và bịa ra những lời lẽ vô căn cứ đó, thậm chí không tiếc làm hại ta…”
Giọng nói của Lạc Nhu nhàn nhạt như đang nói chuyện của người khác.
Nàng ta đưa hộp cơm trên tay cho ta rồi nói: “Mẫu thân nói hôm nay là sinh nhật của tỷ, đây là món mì trường thọ do chính tay bà ấy làm cho tỷ, bà không có mặt mũi nào gặp tỷ, nên bảo ta đưa thay.”
Ta không nhận.
Khi ta còn nhỏ, ngày ta yêu thích nhất trong năm là ngày sinh nhật của Nghiêm Phu nhân.
Chỉ có ngày hôm đó, dù ta có tặng bà ta thứ gì, bà ta cũng sẽ mỉm cười với ta.
Khi còn nhỏ, ta tặng bà ta những bông hoa trong vườn, đợi lớn thêm chút nữa, ta sẽ tự tay nấu món mì trường thọ cho bà ta.
Bếp lò cao, ta sẽ dời ghế đứng lên, nhào bột mì, nấu nước lèo, đỉnh đầu dính đầy bột mì, bưng tấm lòng nóng hổi, chỉ để thoáng thấy khuôn mặt tươi cười của bà ta.
Mãi đến năm chín tuổi, ta đánh rơi lì xì lúc đi đưa mì trường thọ. Khi ta quay lại tìm, vô tình nhìn thấy Nghiêm phu nhân trực tiếp sai người đổ mì trường thọ, kể từ đó ta không còn lấy lòng bà ta nữa.
Người có thể kết làm phu thê luôn tồn tại một chút duyên phận.
Nghiêm phu nhân và Lạc Hầu cũng giống vậy, họ rất quý trọng những người họ yêu thương, nhưng lại tuỳ ý chà đạp người khác như cỏ rác.
Có điều quyền thế của Nghiêm phu nhân mạnh hơn ta, quyền thế của Lạc Hầu lại mạnh hơn Nghiêm Phu nhân.
Lạc Nhu thu hồi hộp thức ăn, trước khi rời đi nàng ta hỏi: “Tỷ tỷ, tỷ có thể tha thứ cho mẫu thân được không? Bà ấy…cũng là người đáng thương.”
Đọc thêm nhiều truyện hay tại TruyenBiz.NetTa nghe thấy giọng nói của chính mình, lạnh lùng và cứng rắn.
Ta nói: “Không thể.”
Ta là người ăn nói nhỏ nhẹ, thường không có khả năng chống trả khi bị người khác làm tổn thương, ta chỉ có thể tìm kiếm bên trong bản thân, tự tu thân kim cương và xương sắt.
Nghiêm phu nhân có kết cục như hôm nay là do nghiệp báo của bà ta, chứ không phải lỗi của ta.
Ta vẫn không thể tha thứ cho bà ta.
Sau khi Lạc Nhu rời đi, ta đóng cửa sân lại.
Mọi việc hôm qua giống như đã chết, mọi việc hôm nay vừa sinh ra.
Giọng nói của Phùng Chiếu Thu vọng ra từ trong bếp: “Niệm Chi, ăn cơm thôi!”
“Tới ngay ạ!”
Sau đầu xuân, ta và bạn cùng lớp sáu tuổi ngồi chung bàn.
Nàng ấy cầm bút lông, trịnh trọng viết chữ đầu tiên trong đời – Nhuỵ.
Hơi xấu một chút nhưng điều đó không quan trọng.
Ta mở nhật ký ra, viết một dòng ghi chú khác.
[Đầu xuân, Lưu Tâm Nhi biết viết chữ, Lưu Nhụy Nhi hẳn rất vui mừng.]
[Tề Kiến Chân quay trở về thôn Bảo Hoa giống như chạy nạn. Bà ấy nói bị trang sức đè sập cổ, cần nằm ít nhất hai tháng để hồi phục.]
[Khương Thuỵ đưa bà cụ Khương đến tiệm may quần áo của ta, nàng ấy chọn vải màu xanh, bà cụ Khương chọn màu hồng.]
Ngày càng có nhiều điều nhỏ nhặt không đáng kể như thế này trong nhật ký của ta, ta không biết tại sao mình lại viết chúng ra.
Rõ ràng ta muốn viết văn làm thơ cơ mà.
Mặc kệ vậy!
Gió xuân thổi qua tiếng đọc sách lanh lảnh, trang sách vật vã trong hồng trần, sau khi tan học ta chạy rất nhanh, bởi vì Phùng Chiếu Thu đang đợi ta ở nhà.
16.
Ngoại truyện: Kiến Chân
Ta được Thái hậu nuôi lớn và sống trong cung từ khi còn nhỏ, thường thấy việc đấu đá.
Thái hậu sát phạt quyết đoán, lúc còn trẻ tranh giành ngai vàng cho con trai, về già tranh quyền lực với con trai.
Thường nói gia đình vua không có tình cha con, ta thấy cũng không có tình mẹ con.
Chữ “Quyền” này đẫm máu và khó viết nhất.
Trong cung Thái hậu có một bức chân dung của Trương Quý phi.
Trương Quý phi là nữ tử được Tiên hoàng sủng ái nhất khi về già.
Nàng ta dòm ngó ngôi vua, tình nguyện đưa con gái ruột ra khỏi cung, cũng muốn tranh giành ngai vàng cho con trai.
Theo lý mà nói, Thái hậu chắc hẳn sẽ hận nàng ta đến mức muốn nghiền nát nàng ta thành tro bụi mới đúng, không ai biết tại sao bức chân dung của nàng ta lại được lưu giữ.
Trương Quý phi vốn dĩ đã xinh đẹp, nhưng nổi bật nhất chính là đôi mắt quật cường kia.
Tương tự như đôi mắt trên khuôn mặt của Phùng Chiếu Thu.
Nhưng ngoại trừ đôi mắt, bà ấy trông chẳng giống Trương Quý phi chút nào.
Dáng người Trương Quý phi mảnh mai, còn bà ấy cường tráng; Trương Quý phi dịu dàng thì thầm, còn cuống họng bà ấy rống một cái, người ở cửa đối diện cũng nghe thấy.
Mãi đến khi bà ấy đưa con gái đến chỗ ta học, ta mới xác định Phùng Chiếu Thu chính là đứa con gái mà Trương Quý phi đuổi ra khỏi cung.
Vẻ ngoài của Phùng Niệm Chi giống Trương Quý phi đến tám phần, nhưng nàng rụt rè và thiếu linh hoạt trong việc đọc sách, giống như một học giả già.
Thế hệ sau không bằng thế hệ trước.
Con gái không thể quá thành thật, nếu thành thật sẽ bị coi như một đĩa đồ nhấm.
May thay nàng còn nhỏ, vẫn kịp dạy dỗ.
Khi Nghiêm phu nhân đến gây sự, ta đã từng nghĩ xem có nên đưa Phùng Chiếu Thu về cung để nhận tổ quy tông hay không.
Bà ấy là huyết mạch của Hoàng gia, dù Thái hậu có hận Trương Quý phi đến mức nào, thì vẫn sẽ nể mặt dòng họ mà phong tước vị cho bà ấy, hoặc cùng lắm là đuổi đến một nơi xa hơn, tóm lại không cần lo lắng bị người khác chỉ trích.
Nhưng sau khi họ quay về kinh để bắt đầu kinh doanh, ta đã từ bỏ ý định này.
Phùng Chiếu Thu có thể tự mình đứng vững trên thế gian, sao phải tìm một cái cây lớn cho bà ấy?
Bản thân bà ấy chính là một cái cây lớn.
Phùng Niệm Chi được bà ấy nuôi dưỡng ngày càng giống một đứa trẻ, sẽ gặp rắc rối, cũng sẽ chơi xấu.
Tốt biết bao.
Để lại một bình luận
Bạn cần Đăng nhập để gửi bình luận.