Phu quân của nàng họ Vương, là biểu ca của nàng, lớn hơn hai tuổi.
Trước khi nàng vào Lục phủ, hai người đã quen biết. Sau khi nhà biểu ca gặp tai họa, nàng bị bán vào Lục phủ, còn biểu ca theo gia đình đi nương nhờ người thân ở phương xa.
Sau khi thiên tai qua đi, hắn quay lại cùng cha mẹ, sống một cuộc đời giản dị, đến tuổi nhưng không chịu lấy vợ. Cha mẹ gặng hỏi, hắn mới thổ lộ là muốn đợi Hồng Hạnh trở về.
Khi Hồng Hạnh hồi hương, hai người lập tức thành thân. Từ đó, họ sống hạnh phúc bên nhau và mở tiệm bánh này.
Hồng Hạnh từng ở trong Lục phủ nhiều năm, nên thường làm theo các món bánh ngọt trong phủ, rất được khách yêu thích.
Dù cửa hàng nằm ở nơi hẻo lánh, nhưng nhờ vậy mà việc buôn bán vẫn khấm khá.
Ta tạm thời ở lại nhà Hồng Hạnh tỷ tỷ một thời gian.
Mỗi ngày ta đều sớm đi tối về, dạo khắp các con phố trong chợ, tìm hiểu giá cả, quan sát tình hình và xem xét địa thế.
Ta mượn y phục của Vương đại ca, thêm một bộ râu giả cùng chiếc nón che kín mặt, giả dạng thành nam tử. Ta thường vào quán trà, quán rượu nghe thiên hạ đàm tiếu, đôi khi còn mua một ấm trà hoặc một vò rượu để chiêu đãi các tiểu nhị, những kẻ nói năng hùng hồn, nước miếng bay tứ tung. Họ nói hăng hái, ta nghe càng thêm hài lòng.
Chỉ trong một tháng, ta đã hiểu rõ giá cả thị trường. Ta để ý đến một gian hàng, sau vài lần mặc cả, cuối cùng đã thuê được với giá hợp lý.
Khi Hồng Hạnh tỷ tỷ biết ta thuê được một cửa hàng, đoán rằng ta có ý định làm ăn, liền hỏi ta dự định làm gì. Ta đáp rằng muốn mở một quán ăn nhỏ.
Hồng Hạnh tỷ tỷ không khỏi ngạc nhiên, bởi khi còn ở Lục phủ, tỷ chưa từng biết ta biết nấu ăn. Ta chỉ mỉm cười, kể rằng từ nhỏ ta đã phải khổ luyện trong gian bếp dưới sự quản thúc của mẫu thân, nên đành tự học nấu nướng để mà sống sót.
Dần dần, ta cũng thành thạo và tự trau dồi tay nghề nấu nướng. Nhớ lại thời còn ở học đường, một lần ta trổ tài nấu nướng trong buổi liên hoan của hai phòng, ai nấy đều trầm trồ bởi họ chẳng phân biệt được gia vị.
Cũng từ lần ấy, ta gặp người yêu mình, hắn vì bữa tiệc đó mà để ý đến ta, còn ta thì nguyện ý trao gửi tấm lòng cho hắn.
Ta cười nói với Hồng Hạnh tỷ tỷ:
“Chẳng lẽ tỷ không tin muội? Đợi đến tối nay, muội sẽ đích thân nấu bữa tối, rồi tỷ sẽ biết muội có nói đùa hay không.”
Sau bữa tối hôm ấy, Hồng Hạnh tỷ tỷ không còn phản đối nữa, chỉ bảo rằng nếu có việc gì cần giúp thì cứ nói. Ta tất nhiên rất vui lòng.
Nhờ sự giúp đỡ của phu thê Hồng Hạnh tỷ tỷ, quán ăn nhỏ của ta cuối cùng cũng khai trương.
Ta đặt tên cho nó là “Lan Quân Các”.
Hồng Hạnh tỷ tỷ trêu đùa, bảo rằng tên nghe có phần văn nhã, giống như thư quán hơn là quán ăn.
Quán ăn tuy nhỏ, không gian chẳng rộng rãi gì, chỉ như một tửu lâu bình dân. Ta thuê một tiểu nhị, một chưởng quỹ và một đầu bếp.
Ta đã mang những món ăn trong ký ức ra để cải biên theo hoàn cảnh hiện tại, nguyên liệu nào không tìm được thì dùng thứ khác thay thế.
Ta còn đặt cho các món ăn những cái tên mỹ miều, như “Bỉ Dực Song Phi”, “Khổ Tận Cam Lai”, “Phù Dao Trực Thượng”, “Bộ Bộ Cao Thăng”, “Hỷ Khí Dương Dương”, “Bích Ba Vạn Lý”, hay những tên như “Liên Lý Chi”, “Trưởng Tướng Thủ”, “Mỹ Nhân Tiêm”, “Kỳ Lân Chu”, rồi “Tương Tư”, “Nam Quốc”, “Quyển Nhĩ”, “Đào Yêu”…
Thực chất, những món này chỉ là những món ăn bình thường được trình bày mới lạ.
Chẳng hạn như món “Quyển Nhĩ” chỉ đơn giản là mộc nhĩ được chần sơ, rồi trộn gia vị, sau đó cuộn lại trong những lát dưa leo mỏng. Khi ăn vào, mộc nhĩ giòn giã, dưa leo thanh mát, rất thích hợp làm món khai vị trong ngày hè nóng bức.
Hoặc món “Khổ Tận Cam Lai” thực chất là quả hồng chín ngâm mật ong, sau đó nhét vào trong khổ qua đã được khoét rỗng rồi đem hấp. Khi nếm thử, vị đắng của khổ qua xộc lên đầu lưỡi, nhưng ngay sau đó là vị ngọt của mật ong lan tỏa, đúng như câu “khổ tận cam lai.”
Dù món ăn cầu kỳ trong cách bày biện, nhưng thực chất nguyên liệu và cách làm đều rất đơn giản, chi phí không cao. Vì vậy, ta đặt giá cả cũng khá phải chăng. Kinh doanh lâu dài, điều quan trọng là giữ chân khách hàng.
Ta còn áp dụng những kiến thức về quảng cáo và khuyến mãi học được khi còn ở trường, kết hợp với món ăn độc đáo, giá cả hợp lý, quan trọng là ngon mà không đắt. Chẳng bao lâu sau, quán ăn của ta bắt đầu có khách lui tới thường xuyên.
Mỗi ngày, chưa mở cửa mà khách đã xếp hàng ngoài cửa, mong muốn được nếm thử những món mới.
Có nhiều gia nhân từ các phủ lớn cũng tới mua về cho chủ nhân. Quán của ta nhỏ bé, không sang trọng, không có phòng riêng, nên những công tử nhà giàu thường không đến tận nơi. Nhưng gia nhân của họ thường ghé qua, ta dặn tiểu nhị gói ghém kỹ càng, rồi thêm vài món tặng kèm. Đôi khi gia giân của Lục phủ tới ta còn lén cho chút bạc vụn để họ mang về cho Vương ma ma, Lý ma ma, và Trương ma ma.
Từ sau khi rời khỏi Lục phủ, ta chưa từng quay lại, một phần vì phủ canh gác nghiêm ngặt, phần khác vì ta đã tự mình cầu xin rời đi, khi ấy đã làm mất mặt phu nhân. Nếu ta trở lại, e rằng sẽ khiến phu nhân không vui, làm liên lụy đến các ma ma.
Dẫu vậy, mỗi khi có gia nhân từ Lục phủ tới, họ đều kể cho ta nghe tin tức trong phủ. Nhờ thế mà ta vẫn có thể dò hỏi chút ít về tình hình nơi ấy.
Đọc thêm nhiều truyện hay tại TruyenBiz.NetTa nghe nói, từ sau khi thành thân, đại thiếu gia không lâu sau đã lên kinh nhận chức. Tân nương tử muốn theo cùng nhưng sức khỏe yếu đuối, không chịu nổi đường dài.
Trương ma ma tuổi đã cao, con cháu đều ở Vũ Châu, không tiện theo hầu, nên phu nhân đã phái Đỗ Vũ và Tử Quyên cùng Đại thiếu gia lên kinh lo liệu việc ăn ở.
Ta không khỏi cảm thán, vừa mới thành thân đã phải chia cách, quả thật vị tân nương tử này thật đáng thương.
Tuy có đôi chút cảm thán, nhưng chuyện cũ đã như khói mây trôi, nay ta đâu còn là nha hoàn của Lục phủ, mà đã trở thành bà chủ của Lan Quân Các.
Lan Quân Các ngày một phát đạt, chẳng mấy chốc ta lại phải thuê thêm một tiểu nhị và hai đầu bếp nữa, thế mà vẫn còn bận rộn không ngơi tay.
Khoảng nửa năm sau, ta bắt đầu suy tính mở rộng quy mô, dự định biến Lan Quân Các thành một tửu lâu cao cấp.
Chỉ là việc tìm một tòa nhà thích hợp không dễ, ta đã mất cả tháng mà vẫn chưa tìm được nơi ưng ý.
Đúng lúc ta đang lo lắng thì nghe tin tửu lâu Thanh Phong trong thành sắp sang nhượng.
Thanh Phong Lâu nằm ở vị trí đắc địa, kiến trúc lộng lẫy, bên trong bố trí hợp lý, nhiều người nhắm tới. Ta tuy có chút tích góp, nhưng chưa chắc đã có thể giành được.
Ai ngờ, khi chủ nhân của Thanh Phong Lâu nghe nói người đến là ta, liền tấm tắc khen ngợi Lan Quân Các của ta, nói rằng ta có tài năng khéo léo, sáng tạo độc đáo, có thể chỉ trong thời gian ngắn đã kinh doanh thành công, hẳn là người phi thường, tương lai cũng nhất định nổi bật. Sau đó, không nói hai lời, liền cho thuê tửu lâu với giá rất rẻ.
Ta vốn định sẽ dở hết ba mươi sáu kế để thương lượng, khéo léo ép giá, nào ngờ…
Thôi thì đột nhiên được món hời lớn, ta vui mừng khôn xiết, ngây ngẩn mất một hồi rồi mới bừng tỉnh, phấn khích đến mức xoay mấy vòng tại chỗ.
Sau khi tiếp quản tòa nhà, ta bắt đầu tiến hành sửa sang lại. Ta không định làm gì quá hiện đại mà chỉ muốn giữ được nét truyền thống.
Ta chia tòa tửu lâu thành hai tầng: tầng dưới dành cho thực khách bình dân, bày biện mười mấy bàn ngay ngắn, không quá cầu kỳ về trang trí, chỉ cần sáng sủa thoáng đãng, tạo cảm giác dễ chịu cho khách.
Còn tầng trên, ta cho sửa thành tám gian phòng riêng, đặt tên theo các loài hoa và phong cảnh: Mai, Lan, Trúc, Cúc, Thanh Phong, Hà Hoa, Bạch Tuyết, Minh Nguyệt. Mỗi gian đều có phong cách trang trí riêng biệt.
Ngày khai trương tửu lâu, nhị thiếu gia nhà họ Lục cũng đến ủng hộ. Vì từng là nha hoàn của Lục phủ, ta đương nhiên cung kính ra đón tiếp.
Nhị thiếu gia chọn gian Lan, nơi ta đã khéo léo bày mấy chậu lan ta tự tay chăm sóc. Để tiết kiệm, trên tường chỉ treo một bức thư pháp do chính tay ta viết, đó là bài từ “Thủy Điệu Ca Đầu”.
Nhị thiếu gia ngắm bức thư pháp rất lâu, đến nỗi ta suýt nữa muốn nhắc nhở: “Nhị thiếu gia, ngài đến là để dùng bữa hay ngắm chữ họa?”
Cuối cùng, hắn quay sang ta hỏi:
“Chữ này là ai viết?”
“Thưa nhị thiếu gia, là do tiểu nữ viết.”
Nghe vậy, hắn khẽ cúi đầu cười, lắc đầu rồi thở dài một tiếng rất nhỏ. Sau đó nói với ta:
“Giờ cô đã rời phủ, không còn là hạ nhân của Lục gia, không cần gọi ta là nhị thiếu gia nữa. Ta tên Lục Văn, cô có thể gọi ta là Lục công tử.”
Ta thầm cười, nhưng cũng thấy lời hắn nói có lý, nên đáp:
“Vâng, Lục công tử.”
Hắn dường như rất hài lòng, bật chiếc quạt ra một tiếng “phạch”, rồi cười tươi không ngậm được miệng.
Từ đó về sau, Lục công tử thường xuyên đến Lan Quân Lâu ủng hộ. Có khi đi cùng bằng hữu, có khi chỉ dẫn theo một tiểu đồng, thậm chí có lúc đi một mình. Mỗi lần đến, chỉ ngồi ở gian Lan, thỉnh thoảng gọi ta tới hầu rượu.
Ta cũng chẳng bận tâm, khách hàng tới tiêu tiền, ta chỉ cần kiếm bạc, mà đã là khách “quý”, đương nhiên ta phải phục vụ chu đáo.
Thời gian trôi qua, mấy tháng sau, công việc kinh doanh của Lan Quân Lâu ngày càng phát đạt. Từ trên xuống dưới, từ ta là bà chủ đến các tiểu nhị trong quán, ai nấy đều phấn chấn, đầy khí thế, sắc mặt tươi tắn, rạng ngời hẳn lên.
Chỉ có lão chưởng quỹ Lý thúc là sắc mặt lo âu, mấy lần nhìn ta như muốn nói gì lại thôi.
Ta gọi Lý thúc lại gần, hỏi han cẩn thận, ông ấy mở miệng mấy lần mới cất lời:
“Dương cô nương, cô có ơn cứu mạng với lão, hôm nay lão đành phải nói thẳng.”
Để lại một bình luận
Bạn cần Đăng nhập để gửi bình luận.