“Làm gì có.”
Lục công tử thấy vậy, bèn ra hiệu cho con trai. Lục Tử Hàn đứng dậy, hành lễ với ta, nói:
“Phu nhân yên tâm, nếu Tư Văn gả cho ta, ta nhất định sẽ bảo vệ yêu thương và kính trọng nàng, không để nàng chịu chút ủy khuất nào, cũng tuyệt đối không để ai làm tổn thương nàng dù chỉ một chút.”
Ta nhìn Lục Tử Hàn, vẻ mặt nghiêm túc, lời lẽ chân thành, không có chút giả dối nào. Chỉ là ta lấy làm tò mò, hai đứa còn chưa gặp nhau, sao lại nói chuyện tình sâu nghĩa nặng thế này?
Tô Thanh Thanh thấy ta nghi hoặc, cười khúc khích nói:
“Hôm đó ở ngoại ô kinh thành, Tử Hàn cũng có mặt.”
Ơ…
Hóa ra cả hai đứa con của ta đều bị hai huynh đệ nhà họ tính toán rõ ràng tường tận cả rồi. Ta không kìm được mà liếc mắt lườm Lục công tử một cái. Lục công tử ngượng ngùng đưa tay vuốt mũi, có chút áy náy.
“Tử Quy, chuyện khác hãy tạm gác lại, lần này ta đã đến đây rồi, vậy chuyện hôn sự ngươi thấy thế nào?”
Nhìn đôi mắt tràn đầy kỳ vọng của Tử Hàn, trong lòng ta không đành, bèn hít sâu một hơi, nói:
“Ta tuy là mẹ của Tư Văn, nhưng chuyện hôn sự lớn lao này, ta không muốn ép buộc con cái. Việc này phải do chính Tư Văn đồng ý mới được.”
Tô Thanh Thanh và Lục công tử vốn không phải người cổ hủ, thấy vậy liền biết có hy vọng, liền nói: “Đã đến tận đây rồi, chi bằng để hai đứa nhỏ gặp mặt, nếu hợp ý nhau thì định luôn hôn sự.”
Ta dĩ nhiên không có lời nào để nói, chỉ bảo quản gia sắp xếp đình mát cho hai đứa gặp mặt.
Tư Văn, con bé này ta đã nuôi dạy mười mấy năm, tính tình không chút e thẹn, thẳng thắn bước ra đình.
Không biết hai đứa nói chuyện gì, chỉ nghe tiếng cười vang lên từng hồi. Tô Thanh Thanh và Lục công tử đều mừng rỡ, còn ta thì cảm thấy bao nhiêu năm ta dày công nuôi nấng một đóa bạch ngọc tốt đẹp, cuối cùng cũng bị người ta đến rước đi mất.
Tư Văn sau khi gặp Tử Hàn, có ấn tượng rất tốt, nói rằng Tử Hàn tính tình trầm ổn, học thức sâu rộng, tâm địa thiện lương, làm việc lại chu đáo tỉ mỉ, quả thực là một mối lương duyên tốt.
Vậy là, sang năm sau, khi Tư Quân vừa thành hôn tròn một năm, hôn sự của Tư Văn cũng đến hồi chuẩn bị.
Ngày lành được chọn vào tháng ba xuân sang, ngày cưới vừa định, ta liền bắt tay vào lo liệu sính lễ cho con gái.
Áo cưới của Tư Văn là do ta đích thân phác họa, dùng tấm gấm đỏ thượng hạng, mềm mại nhưng không mất đi vẻ bay bổng. Áo choàng thêu hình chu tước và mẫu đơn, áo trên thêu chim liền cánh, váy dưới thêu hoa nở trăm cánh. Trên chiếc khăn choàng tân nương, ta dùng chỉ vàng thêu từng đám mây lành, lại đặc biệt thêm từng câu chữ mang điềm lành bằng chỉ đỏ tinh tế, chỉ có ánh sáng mặt trời mới làm hiện rõ những chữ ấy.
Ta bảo toàn bộ thợ thêu của xưởng Lan Quân ngừng mọi công việc khác để chuyên tâm may áo cưới, phải mất nửa năm trời mới hoàn thành.
Sống qua hai kiếp, ta chưa từng được khoác lên mình bộ áo cưới của riêng mình, đành gửi gắm hết thảy kỳ vọng vào ngày xuất giá của Tư Văn.
Ngày Tư Văn xuất giá, bộ áo cưới của nàng gây chấn động khắp kinh thành, đồng thời giúp xưởng may Lan Quân danh tiếng vang xa.
Ta trao cho Tư Văn chiếc hộp trang sức mà Lý ma ma đã dành dụm cho ta làm của hồi môn, cùng với một phần ba tài sản của xưởng Lan Quân làm đồ cưới cho nàng. Đây là điều ta đã tính toán từ lâu.
Từ trước, ta đã chia sản nghiệp của Dân Quân làm bốn phần: một phần dành cho Tư Quân cưới vợ, một phần làm của hồi môn cho Tư Văn, phần kia ta để dưỡng già, chia cho ba đứa con của Hồng Hạnh tỷ, còn một phần để làm việc thiện. Phần ấy sẽ dành cho những kẻ nghèo khổ, khi xuân về giúp nông dân gia cố đê điều, thường ngày sửa cầu lấp đường, năm mất mùa dựng lều phát cháo. Sống một đời làm việc thiện, ta chỉ mong kiếp sau có thể gặp lại người ấy, để bù đắp những nuối tiếc.
Của hồi môn của Tư Văn gồm một trăm hai mươi rương, trải dài khắp con phố, vô cùng hùng vĩ. Có số tài sản này làm nền, thêm vào những lời dạy bảo từ ta từ thuở nhỏ, nếu sau này Tử Hàn có không tốt với con bé, Tư Văn cũng sẽ có thể sống yên ổn suôn sẻ.
Nhưng sự thật chứng minh, nỗi lo của ta thật dư thừa. Sau khi Tư Văn thành hôn, hai phu thê nàng rất mực yêu thương nhau, chỉ trong vài năm đã sinh bốn đứa con trai. Cộng thêm ba đứa nhỏ của Niệm Niệm và Tư Quân, cả sáu đứa trẻ khiến tuổi già của ta vừa ồn ào không ngớt, vừa đầy ắp tình thương.
Không ngờ, năm xưa ta vô tình xuyên không thành một tiểu nha hoàn, mà mấy chục năm sau, lại có thể hưởng thụ cảnh con cháu quây quần như thế.
Đọc thêm nhiều truyện hay tại TruyenBiz.NetVào cuối xuân năm ta năm mươi tám tuổi, ta đang ở trong vườn tách những cây lan con ra trồng riêng, bỗng cảm thấy đầu óc quay cuồng, rồi ngã về phía sau. Cây dương đã được trồng hơn hai mươi năm cũng bị ta vô tình chạm vào, khiến từng cánh hoa lìa cành bay tán loạn.
Tư Quân và Tư Văn cùng các con quây quần bên giường ta. Thái y bắt mạch cho ta, rồi lắc đầu thở dài:
“Phu nhân đã lao tâm lao lực nhiều năm, mang trong lòng quá nhiều ưu tư lo lắng, tinh thần suy kiệt, nay đã đến lúc dầu cạn đèntắt.”
Tư Văn và Tư Quân khóc lóc kéo tay thái y, van nài ông hãy cứu lấy ta.
Ta cất tiếng gọi hai đứa:
“Hai đứa lớn thế rồi, trước mặt bọn nhỏ sao còn khóc như trẻ con vậy?”
Tư Văn nước mắt như chuỗi ngọc rơi lã chã, nghẹn ngào nói:
“Mẹ…”
Tư Quân cũng không kìm được mà nước mắt tuôn rơi như mưa.
Ta nắm chặt tay hai đứa, giọng nói tuy yếu nhưng đầy yêu thương:
“Đừng khóc, nghe lời mẹ. Đời này có các con làm niềm an ủi, mẹ thấy đáng lắm rồi. Cha mẹ còn, đời người vẫn còn nơi để về; cha mẹ mất, cuộc đời chỉ còn đường trở về cõi hư vô. Từ nay, chỉ còn lại hai đứa phải nương tựa lẫn nhau. Hồng Hạnh cô cô của các con là người rất tốt, sau này về Vũ Châu nhớ ghé thăm cô ấy.”
Ta gọi Niệm Niệm và Tử Hàn lại gần. Nhìn vào ánh mắt của chúng, ta thấy lòng mình dịu đi, ngắm thật kỹ gương mặt hai đứa, rồi khẽ nói:
“Chúng con đều là những đứa trẻ tốt… rất tốt… chỉ là…”
Lời chưa dứt, cơn choáng bất ngờ kéo đến, khiến ta mơ hồ. Một lát sau, trước mắt ta hiện lên hình bóng một người. Người đó mặc áo thun trắng, quần đen, tay cầm một cây kem lạnh. Ông ấy nhẹ nhàng đưa tay về phía ta, miệng cười hiền hậu:
“A Viên, ta đến đón muội về nhà.”
Ta mỉm cười, đưa tay ra đáp lại:
“Dương Văn Quân, cuối cùng chàng cũng đến. Ta đã chờ chàng lâu lắm rồi.”
Cây dương trong vườn rụng xuống những cánh hoa cuối cùng của mùa xuân.
—
Hậu Ký
Người ta kể rằng, vào ngày mẹ của Dương Thượng thư qua đời, trước cửa Dương phủ có một lão nhân phong thái bất phàm đứng lặng bên góc phố.
Trên tay ông ôm một chậu hoa lan, hoa được chăm sóc kỹ lưỡng, chỉ có chiếc chậu thì cũ kỹ đến tàn tạ.
Lão nhân ấy cứ đứng đó, nhìn chăm chú vào cửa Dương phủ. Có người tò mò đến gần, nghe loáng thoáng thấy ông lẩm bẩm:
“Hóa ra, người nàng mong đợi không phải là ta.”
Cùng ngày hôm ấy, trong phòng Lan của tửu lầu Lan Quân danh tiếng nhất kinh thành, một lão nhân phong độ nhã nhặn, ngồi uống rượu say khướt. Trên bàn đầy đủ các món điểm tâm trong quán. Lúc thì ông khóc, lúc lại cười, miệng lẩm nhẩm tự nói:
“Kiếp sau, ta sẽ gặp nàng sớm hơn…”
[HẾT]
Để lại một bình luận
Bạn cần Đăng nhập để gửi bình luận.