1.
“Mẹ đừng có lãng phí tiền được không? Mẹ không kiếm tiền thì không biết kiếm tiền vất vả thế nào đâu, mẹ có xứng được xài không?”
Con trai gào lên, vẻ mặt khinh thường.
Cái tay đang giơ tiền ra trả của tôi bỗng cứng đờ.
Mọi người xung quanh đều nhìn tôi.
Như thể đang đánh giá xem tôi, một người mặc chiếc áo khoác đã xù lông từ sáu năm trước, đi đôi dép lê đế đã sờn, có xứng đáng không.
So với việc mất mặt thì điều khiến tôi đau lòng hơn là sự lạnh lùng của con trai.
Để chăm sóc cho con trai một cách tốt nhất, tôi – một người tốt nghiệp thạc sĩ, đã trở thành một bà mẹ toàn thời gian.
Những lúc rảnh rỗi, tôi quay lại cảnh nấu ăn hàng ngày của mình, làm thành video đăng lên mạng, tuy không nổi tiếng nhưng cũng kiếm được chút tiền để bù vào chi tiêu gia đình.
Tôi ăn uống tiết kiệm, sợ con trai thiệt thòi.
Dạo gần đây, các chị em trong mục bình luận luôn nói tôi ăn mặc quá xuề xòa, phụ nữ nên đối xử tốt với bản thân một chút.
Tôi mới nghĩ đến chuyện mua cho mình một bộ đồ mới.
Tôi đã gần ba năm không mua quần áo mới rồi.
Tôi không biết tại sao con trai lại nghĩ như vậy.
Dù là trước đây đi làm hay bây giờ làm bà mẹ toàn thời gian, tôi đều kiếm tiền để bù vào chi tiêu gia đình.
Nhưng chồng tôi, Lâm Tuấn, chỉ nói rằng tự làm truyền thông không phải là nghề chính thống, không ổn định, cũng không có cơ hội thăng tiến.
Tiền trả góp nhà một tháng là năm nghìn, mặc dù anh ta một tháng chỉ kiếm được sáu nghìn nhưng anh ta làm ở công ty lớn, lại là tổ trưởng.
Anh ta nói dạo gần đây mình rất được lãnh đạo coi trọng, anh ấy có số giàu sang, rất nhanh sẽ đổi đời.
2.
Từ lúc mẹ chồng vài ngày lại thỉnh thoảng đến chơi, con trai cũng dần dần nghĩ như vậy.
Miệng gặm cánh gà tôi làm nhưng vẫn không quên tỏ vẻ trách móc tôi.
“Mẹ lười quá, suốt ngày nhàn rỗi, chỉ biết ăn chơi hưởng lạc, còn sai bảo bố.”
Nó thà cãi cố nói cánh gà là mua về, chứ không chịu thừa nhận là tôi đã vất vả làm cho nó ăn.
Nhọc nhằn lắm mới cắt ghép xong video, mệt đến đau cả lưng cả vai.
Vừa mới rút tiền, mẹ chồng đã vội vàng giơ tay xin tôi tiền đi chợ.
Tôi biết, bà ta sẽ ít nhất cũng phải ém lại một nửa để bù vào cho con gái mình.
Con trai thấy tôi đứng dậy, ghét bỏ quát tôi: “Sao mẹ không giúp bà nấu cơm đi? Ngày nào cũng chỉ biết nằm dài trên ghế sofa.”
Tôi vừa ấn vừa xoa cái lưng đau nhức, buồn bã chất vấn nó: “Thế sao con không giúp bà giặt quần áo đi?”
“Con không biết giặt, lỡ giặt hỏng quần áo thì sao?”
Nó cho rằng trong nhà này, chỉ có tôi là vô dụng.
Mỗi lần bọn họ làm tôi tức giận thì nhiều nhất tôi cũng giận dỗi rồi tiếp tục làm một bà giúp việc lạnh lùng, tiếp tục làm trâu làm ngựa.
Vài ngày sau là lại quên hết đau thương.
Sự rộng lượng của tôi đã cho bọn họ cái cớ để làm tổn thương tôi.
3
Hôm nay đưa con trai ra ngoài đi dạo, nó vừa thích thú ăn hamburger, vừa uống coca nhưng lại trách móc tôi không xứng được mua quần áo mới.
Tôi lạnh mặt, mở mã thanh toán.
“Tiền của tôi, tôi muốn tiêu thế nào thì tiêu.”
Dọc đường, con trai cứ lải nhải.
“Mẹ có tiền sao? Tiền mẹ tiêu đều là của bố, con thấy mẹ chẳng có gì, chỉ có mỗi cái mặt đẹp.”
“Tìm được một ông chồng kiếm ra tiền như vậy, nếu không thì mẹ nhắm mẹ có tự sống nổi không.”
“Mẹ đã như thế rồi mà còn muốn quản con?”
“Ôi trời ơi, mẹ mà kiếm được hơn năm ngàn tệ thì con mới nể mẹ.”
“Bố con mới là đàn ông đích thực, mẹ không xứng làm mẹ con.”
Câu nói cuối cùng của nó đã châm ngòi lửa, đã làm tôi tát nó một cái thật mạnh.
Nó ôm mặt, trố mắt nhìn tôi.
Đẩy cửa vào nhà, một mùi chua loét xộc vào mũi.
Bát đĩa tối qua chưa kịp rửa, vẫn còn ngâm trong bồn rửa ở bếp.
Lâm Tuấn cầm điện thoại lướt video ngắn, cười “hì hì” nhìn người phụ nữ xinh đẹp trong video đang õng ẹo làm dáng.
Con trai xông lên, ôm chầm lấy Lâm Tuấn, khóc lóc kể tội “ác độc” của tôi.
Lâm Tuấn ngẩng đầu mắng tôi: “Đến cả trẻ con cũng hiểu được đạo lý, sao cô không hiểu, cô không biết tiết kiệm một chút sao?”
Mùi chua loét trong căn nhà này khiến đầu tôi đau như búa bổ.
Tôi chạy vào bếp, đùng đùng ầm ầm rửa mớ chén bát.
Con trai vừa lè lưỡi, vừa đắc ý.
“Mẹ xem đi, ai cũng đều thấy mẹ không xứng.”
Tất cả mọi người đều có thể nói tôi, chỉ có con trai là không được nói tôi không xứng.
Nó chỉ biết tôi là một bà điên thích quát mắng nó nhưng không biết tôi đã từ bỏ tất cả vì nó.
Mà bây giờ, hai bố con chúng nó lại khiến tôi thấy mọi thứ chỉ là vô nghĩa.
Lâm Tuấn bắt nạt tôi là trẻ mồ côi, không nơi nương tựa.
Năm đó, tôi tự mình nỗ lực hoàn thành việc học.
Sau khi tốt nghiệp, tôi làm một chút việc kinh doanh nhỏ, sự nghiệp dần dần phát triển.
Lúc đầu tôi không định kết hôn nhưng lời thề của những năm tháng tuổi trẻ quá hấp dẫn.
Ban đầu là bà nội thúc giục sinh nhưng sinh xong rồi lại lấy lý do sức khỏe dạo này hơi kém để lảng tránh không chịu giúp.
Đọc thêm nhiều truyện hay tại TruyenBiz.NetMời bảo mẫu, Lâm Tuấn lại nói tốn tiền oan.
Để anh ta chăm sóc, anh ta nói phải bận lo sự nghiệp.
Anh ta nói đã nhờ thầy bói xem, sau này anh ta sẽ có số giàu sang, anh ta phải nắm bắt.
Một câu nói viển vông đã khiến anh ta yên tâm trốn tránh mọi trách nhiệm.
Cả nhà đều cùng anh ta mơ mộng.
Đứa trẻ này, như thể chỉ được sinh ra để dành cho tôi.
Tôi đứng trước giường, nghe tiếng đứa trẻ đói khóc “Oa oa.”
Như thể nhìn thấy chính mình hơn hai mươi năm trước, không cha không mẹ.
Tôi là một người mẹ.
Danh xưng này, như thể bắt buộc tôi phải từ bỏ tất cả.
Tôi đành phải đóng cửa hàng, sa thải nhân viên.
4
Vất vả nuôi con lớn, bà nội lại đến nhận công.
Chỉ cần cháu trai muốn gì, bà đều cho, bất kể đúng sai, đều chiều chuộng vô điều kiện.
Giúp cháu trai trốn học, qua mắt giáo viên với tôi, đưa nó đến quán net chơi game.
Cháu trai bắt nạt người khác ở trường, bà lại đến trường gây rối ầm ĩ.
Dưới sự giáo dục méo mó như thế, cháu trai lại thấy bà nội tốt, còn mẹ mình thì như con cọp cái.
Vất vả nuôi con lớn, chỉ nhận lại một đứa vong ơn.
Bên tai, Lâm Tuấn vẫn đang lải nhải.
“Em so đo với con cái làm gì? Em xem em đi, giống như một bà điên vậy.”
“Đúng, tôi sinh ra đã là bà điên, trước khi gả cho anh tôi cũng là bà điên, không phải gả cho anh rồi về đây mới bị ép thành bà điên.”
Anh ta khinh thường xong còn phẩy phẩy tay thản nhiên nói:
“Thôi, đừng có ở đây mà nói linh ta linh tinh, trưa nay anh muốn ăn thịt kho tàu, em mau đi nấu đi.”
Con trai lắc đầu nói: “Đúng vậy, thường ngày mẹ nấu ăn cũng đã rất chậm rồi, cô Dương chỉ cần nấu mười mấy phút là xong.”
Tôi không biết cô Dương mà nó nói là ai.
Nhưng mỗi lần muốn ăn món ngon là bọn họ, mà người chê tôi chậm chạp cũng là bọn họ.
Đúng vậy, họ chỉ cần động miệng là có cơm ăn.
Tôi hít một hơi thật sâu, cố gắng bình tĩnh lại, nhưng cuối cùng cũng hất tay ném mạnh bát xuống đất.
“Ầm.” một tiếng, dọa cả hai người họ giật bắn mình.
“Các người có biết một đĩa thịt kho tàu từ lúc chuẩn bị đến lúc nấu xong, ít nhất cũng phải mất một tiếng không? Các người có biết cái gì đâu!”
“Ăn xong, bát chỉ cần tôi không rửa, để đến khi mọc giòi cũng chẳng ai rửa, đây là bát của riêng tôi sao?”
“Tôi không nấu nữa, các người muốn ăn gì thì tự mà nấu.”
“Đã nói tôi tiêu tiền của các người, được thôi, từ hôm nay trở đi, tôi không tiêu một xu của các người, các người cũng đừng hòng tiêu một xu của tôi!”
Con trai sợ hãi, trốn sau lưng Lâm Tuấn.
Lâm Tuấn trừng mắt.
“Em có cần làm quá đến vậy không? Đồ nhỏ nhen, nghe vài câu thật lòng cũng không được sao?”
“Thật lòng? Được, sau này tôi không quản gì nữa.”
Anh ta chế nhạo liếc tôi.
“Vậy thì cô nói ly hôn luôn đi, tôi ba mươi tuổi, phong độ, ly hôn rồi vẫn tìm được cô mười tám.”
“Còn cô? Một mụ già xấu xí, có thể gả cho tôi là đã tu tám kiếp rồi!”
“Ly hôn?”
“Đúng vậy, cô sợ rồi phải không!”
“Đúng ý tôi.”
5
Dập cửa bỏ đi, tôi bắt taxi đến khách sạn sang trọng nhất ở đây.
Thịt bò, rượu vang, nấm cục đen, toàn bộ đều gọi một lượt.
Ngày trước tôi chỉ nghĩ, tiết kiệm tiền thì có thể mua cho con trai được biết bao nhiêu thứ.
Bây giờ, kệ mẹ nó!
Tôi gọi nhân viên cắt nấm cục đen, tôi không nói dừng thì không được dừng.
Nhìn từng lát nấm cục đen rơi xuống, hốc mắt tôi đã sớm đong đầy những giọt nước mắt không đáng giá.
Lâm Tuấn ngày trước mười bước quỳ một lần, cầu hôn trước mặt mọi người mới được tôi đồng ý chịu gả.
Nhưng bây giờ, người chán ghét tôi đủ điều cũng là anh ta.
Mở camera, tôi ở phía đối diện mặt mày hốc hác, trong mắt đã không còn ánh sáng của ngày xưa.
Đây chính là kết quả tôi dùng thanh xuân đổi lấy sao?
Có đáng không?
Nhấn nút quay, nhìn bản thân ăn mặc như một bà thím, vừa nhét bít tết vào miệng vừa khóc nức nở.
“Tôi đã dành cả thanh xuân cho gia đình này, dành cả tất cả, đến cuối cùng, họ lại thấy tôi không xứng đáng có được những điều tốt đẹp.”
“Mười năm trước, tôi cũng từng là một thiếu nữ thanh xuân tỏa hương, tay cầm sách vở, được mọi người chú ý.”
“Chứ không phải như bây giờ, cả người toàn mùi chua loét, con trai về là phải giặt quần áo cho nó, chồng về phải nấu cơm cho anh ta, còn bị chê bai khắp nơi như một bà thím.”
Video nguyên bản cứ như vậy đã được đăng lên.
Đăng video xong, tôi nhanh chóng lên mạng nộp đơn ly hôn.
Để lại một bình luận
Bạn cần Đăng nhập để gửi bình luận.