01.
Tôi chui ra từ bụng người chết.
Lúc sinh tôi ra, mẹ đã chết rồi.
Bà ngoại định chôn mẹ tôi, nhưng bà phát hiện bụng mẹ vẫn còn nhúc nhích.
Thế nên bà ngoại quyết nhẫn tâm, mổ bụng mẹ ra, cứu tôi lên.
Nhưng vẫn muộn một bước.
Khi được cứu lên, mặt tôi đã tím bầm, không còn hơi thở.
Bà định chôn tôi và mẹ cùng một chỗ, nào ngờ, tôi lại mở mắt ra.
Từ đó về sau, tôi là bí mật của ngoại.
Bà giấu tôi trong nhà, không dám cho tôi đi học.
Vì nếu đi học, người ta sẽ phát hiện ra tôi không có nhịp tim, không hề hô hấp.
Và cả làn da trắng bệch không có màu máu.
Từ nhỏ đến lớn, tôi vẫn luôn ngủ trong quan tài.
Nếu có người tới, bà sẽ không cho tôi ra ngoài.
Tôi cứ như thế, ẩn nấp trong nhà bà ngoại mười năm.
Dù tôi không đến trường, nhưng ngoại sẽ dạy tôi học chữ.
Bà cũng sẽ cho tôi xem ti vi, kể tôi nghe thế giới bên ngoài.
Lúc ở với bà, tôi có cảm giác mình chẳng khác gì những đứa trẻ ngoài kia.
Nhưng tôi càng lớn, ngoại càng tiều tuỵ hơn.
Bà mới chừng sáu mươi, nhưng lại cứ như đã bảy tám chục tuổi.
Cứ tưởng cuộc đời của tôi với bà mãi sẽ bình yên như thế.
Cho đến một ngày, trong nhà xuất hiện hai vị khách không mời mà tới.
Da hai người nọ cũng xanh trắng như tôi, khuôn mặt mơ hồ không rõ ngũ quan, một người mặc đồ đen, một người mặc đồ trắng.
Cả hai đều cầm xích trên tay.
Người mặc đồ đen thấy bà ngoại, dùng chất giọng bén nhọn bất nam bất nữ lên tiếng, “Bà Vương! Bà dám che giấu con bé lâu như thế! Bà giấu nó trong quan tài, dùng pháp thuật giấu đi hồn phách của nó, làm bọn tôi không thể tìm ra…”
“Bà Vương! Bà biết nó là một âm thai mà! Bà phạm tội tày đinh!”
Giọng của người áo đen ong ong vang dội, giống như một cây kim thép đâm vào đầu tôi.
Hơi nóng như thiêu như đốt toả ra từ xích sắt, tôi run rẩy nấp sau lưng bà ngoại.
Người mặc đồ trắng thở dài, giọng của hắn cũng không phân nam nữ:
“Bà Vương, cần gì phải thế? Chúng ta cũng có qua lại, bà cần gì phải khổ lòng lấy tuổi thọ nuôi một đứa bé như kia?”
Nghe người mặc áo trắng nói xong, tôi chẳng thiết gì đến sợ hãi.
Bò dậy nhìn khuôn mặt già nua của bà, hiểu ngay lập tức.
Tôi há miệng, chưa kịp lên tiếng, nước mắt đã trào ra.
Bà ngoại thở dài, sờ đầu tôi một cái, “Con bé này, khóc cái gì.”
Rồi bà quay đầu nói với hai người đen trắng: “Tôi biết mình phạm tội nặng, sau khi chết, sẽ tình nguyện chuộc tội.”
“Tôi sẽ không đầu thai chuyển kiếp. Lúc trước mấy người vừa ý năng lực của tôi lắm mà? Tôi có thể ở lại địa phủ bán mạng cho các người.”
Hai người họ nhìn nhau một cái, yên lặng một hồi rồi nói: “Chuyện này bọn tôi phải bẩm báo với Diêm vương.”
Chẳng bao lâu sau, họ biến mất.
Tôi vừa đau lòng cái giá bà ngoại phải bỏ ra cho mình, vừa hận bản thân không giống người bình thường, nằm khóc thật lâu trong lòng bà.
Sau đó, hai người kia không tới tìm tôi nữa.
02.
Năm tôi mười hai tuổi, bà ngoại lặng lẽ qua đời.
Tối trước hôm qua đời, bà nắm chặt tay tôi, lẩm bẩm với tôi rất nhiều chuyện:
“Bé con, thật ra mẹ con không phải con ruột của bà, bà nhặt được nó… Lúc đó nó mới có ba bốn tuổi…”
Ngoại mở to hai mắt mỉm cười:
“Mai ngoại đi gặp mẹ con, sau này con phải tự chăm sóc bản thân cho tốt.”
Đôi tay già nua của ngoại run rẩy nhét vào tay tôi một khối ngọc bội:
“Khi đeo ngọc bội này, con sẽ không khác gì người sống, có hơi thở, có nhịp tim.”
Tôi run rẩy nhận tấm ngọc bội, hai mắt ướt đẫm nhìn bà.
Ngày hôm sau, bà ngoại mỉm cười qua đời.
Sau khi bà qua đời, không lâu sau, người ta phát hiện ra tôi.
Dù thôn trưởng không hiểu sao ngoại phải che giấu tôi nhiều năm như thế, nhưng vẫn đưa tôi vào viện mồ côi ở trấn trên.
Tôi ở trong viện mồ côi hai năm, rồi được cha mẹ nuôi thu nhận.
Lần đầu tiên gặp họ, tôi đã thấy tướng mặt hai người này không tốt.
Người đàn ông tầm bốn chục tuổi, mũi khoằm, người đen nhưng mặt lại trắng bệch, là dáng mặt có tâm địa bất chính.
Người phụ nữ trông hơn ba mươi tuổi, xương gò má hóp cao, mắt hình tam giác ngược, ánh mắt hết sức tinh khôn, là người có vẻ khó ở chung.
Không chỉ vậy, trên người họ còn có khí đen nồng nặc vờn quanh.
Người đàn bà vừa thấy tôi, đã tươi cười kéo tay tôi, “Xem xem con bé nó xinh nè, da trắng trong như…”
Nhưng chưa được mấy giây, bà ta đã run rẩy thả ra:
“Sao tay con bé này lạnh buốt vậy, không khác gì cầm cục nước đá hết…”
Viện trưởng vội giải thích thể chất tôi lạnh từ nhỏ.
“Viện trưởng, sinh nhật con bé này không có nhầm đúng không? Đúng giờ sửu ngày mười bốn tháng bảy âm lịch không?”
Cha nuôi vội hỏi.
Viện trưởng ngẩn người, rồi gật đầu, “Lúc trước tờ giấy bà ngoại con bé để lại ghi đúng như vậy.”
Cha nuôi khen tốt liên tục, vội vã dẫn tôi đi.
Viện trưởng xác nhận lại điều kiện gia đình họ cũng không tệ lắm, bèn để tôi theo họ.
Nhưng nào ngờ vừa bước lên xe, nụ cười trên mặt mẹ nuôi dần biến mất.
Bà ta lạnh lùng nhìn tôi, “Sao mới bây lớn mà nhìn lẳng lơ vậy?”
“Mày ngồi xa tao ra, tao ngồi gần mày là lạnh run.”
“Mày bị bệnh gì đúng không? Mặt tái như ma, nhìn xui muốn chết.”
Mẹ nuôi lầm bầm, ruồng rẫy ngồi cách xa tôi.
Tôi cúi đầu, không nói tiếng nào.
Tôi cảm nhận được thứ ác ý không hề che giấu trên người bà ta.
Mà ác ý, là thức ăn tốt nhất của tôi.
Cái này là bí mật cả bà ngoại cũng không biết.
Miệng tôi mấp máy hấp thu hết ác ý trên người mẹ nuôi, cảm giác như cả đầu ngón tay mình cũng hồng hào lên không ít.
“Đủ rồi, bớt cái miệng lại đi. Đừng có quên cô nhi viện còn gọi lại tìm hiểu nữa đó, nếu con bé này nói cái gì…”
Cha nuôi nghiêng đầu, liếc mẹ nuôi một cái.
Rồi quay qua giả vờ hoà nhã tươi cười, “Kiểu Kiểu à, tên này đúng không? Cô con mạnh miệng mềm lòng, con đường để bụng.”
“Nhà chú rất hoan nghênh con, đúng rồi, chú chưa nói, nhà chú còn một em trai nữa, tên Vương Thiên Hổ.”
“Hai đứa ở chung chắc chắc sẽ vui.”
Mẹ nuôi bĩu môi, hừ một cái: “Nếu không phải cần mượn vận con bé này…”
Bà ta chợt nhận ra mình lỡ miệng, vội ngậm chặt mồm.
Tôi cúi gằm mặt, khoé miệng từ từ nhếch lên.
Mượn vận của người chết, phải lấy mạng ra đền.
03.
Nhà cha nuôi là một căn hộ giá cả trung bình trong tiểu khu.
Cấu tạo ba phòng ngủ một phòng khách điển hình.
Mẹ nuôi chỉ cái phòng chứa đồ đang mở hé:
“Từ giờ mày ở trong đó.”
Thấy tôi nhìn bà ta lom lom, mẹ nuôi cười lạnh:
“Sao, chê phòng nhỏ à? Cái thứ mồ côi không cha không mẹ như mày chỉ xứng ở trong đó thôi!”
Bà ta đẩy tôi, đẩy cửa phòng chứa đồ ra.
Mùi ẩm mốc xông vào trong mũi.
Trên tường, mốc meo bám đầy do ẩm thấp.
Trên trần chỉ có một bóng đèn sợi đốt có côn trùng bu quanh.
Căn phòng chưa đầy hai mét vuông, dưới đất chỉ có một cái giường và đệm ố vàng.
Phòng chứa đồ không có cửa sổ, chật hẹp tù túng vô cùng.
“Cảm ơn cô chuẩn bị cái phòng tốt như vậy cho con ạ.”
Mặt mẹ nuôi đen lại ngay, “Mày châm chọc ai đó?”
Tôi lắc đầu đầy vô tội.
Thật ra tôi rất thích ở chỗ như này.
Từ nhỏ tôi đã ở trong quan tài, đã tạo nên thói quen ở nơi có nặng âm khí.
Cái phòng này với tôi mà nói, là không thể tốt hơn.
“Mày nhớ kỹ cho tao, bọn tao lãnh mày về không phải để mày làm công chúa.”
“Sau này mày phải làm hết việc nhà.”
“Sẵn tiện nay nhà có đống đồ dơ, mày đi giặt đồ đi.”
“Còn nữa, tóc mày dài quá, gội đầu không tốt nước chắc? Tao cắt bớt cho mày.”
Mẹ nuôi nhìn tóc tôi chằm chằm, ánh mắt loé loé lên.
Tất nhiên tôi biết bà ta cần tóc tôi làm gì.
Mấy năm nay ở với bà ngoại, gặp nhiều người tới nhờ vả bà, tôi cũng biết kha khá chuyện.
Muốn muợn vận phải lấy được tóc với ngày sinh tháng đẻ của người bị mượn.
Tôi ngoan ngoãn cho mẹ nuôi cắt tóc.
Bà ta cầm tóc tôi, thái độ cũng ôn hoà hơn được chút.
“Coi như mày nghe lời, giặt quần áo xong, tối nay khỏi nấu cơm.”
Bà ta chỉ cái giỏ quần áo trong nhà vệ sinh.
Đống đồ này chất đống như núi, trên cùng là mười mấy cái quần lót đàn ông ố vàng.
Mà bên cạnh, rõ ràng là một cái máy giặt.
“Ngây ra đó làm gì nữa, giặt lẹ đi!”
Mẹ nuôi đẩy tôi một cái.
Nhưng bà ta đâu biết, quần áo bị người chết chạm vào, mặc lên là xui xẻo.
Tôi ngoan ngoãn ngồi lên cái ghế đẩu, giặt quần áo.
Lúc bấy giờ mẹ nuôi mới hài lòng bước ra.
Nhưng chưa đi được bao xa, tôi đã nghe giọng bà ta hét thảm.
Tôi ló đầu ra nhìn, mẹ nuôi té xuống đất, tay che cái trán đổ máu, la làng ây ui.
Cha nuôi vội đỡ bà ta dậy, oán trách: “Sao không cẩn thận gì hết vậy?”
Số là bà ta mới đi được mấy bước đã trượt chân té ngã.
Đầu thì đập vào cạnh nhọn của cái bàn.
Vết thương trên trán mẹ nuôi rất sâu, máu tươi tuôn ra không ngớt.
Bà ta đau đớn rên rỉ không thôi.
Cha nuôi bất đắc dĩ, chỉ đành đưa bà ta vào bệnh viện.
Về tới nhà, cha nuôi giận đùng đùng lên:
“Khám bệnh dạo này đắt gớm vậy, tốn hơn mấy ngàn, tại cái bà này không ý tứ gì hết!”
“Nhà đang thiếu cả đống nợ, còn không biết tiết kiệm cho tôi!”
Mẹ nuôi hét khẽ: “Không phải có thêm một đứa để mượn vận rồi à?”
Đọc thêm nhiều truyện hay tại TruyenBiz.Net
01.
Tôi chui ra từ bụng người chết.
Lúc sinh tôi ra, mẹ đã chết rồi.
Bà ngoại định chôn mẹ tôi, nhưng bà phát hiện bụng mẹ vẫn còn nhúc nhích.
Thế nên bà ngoại quyết nhẫn tâm, mổ bụng mẹ ra, cứu tôi lên.
Nhưng vẫn muộn một bước.
Khi được cứu lên, mặt tôi đã tím bầm, không còn hơi thở.
Bà định chôn tôi và mẹ cùng một chỗ, nào ngờ, tôi lại mở mắt ra.
Từ đó về sau, tôi là bí mật của ngoại.
Bà giấu tôi trong nhà, không dám cho tôi đi học.
Vì nếu đi học, người ta sẽ phát hiện ra tôi không có nhịp tim, không hề hô hấp.
Và cả làn da trắng bệch không có màu máu.
Từ nhỏ đến lớn, tôi vẫn luôn ngủ trong quan tài.
Nếu có người tới, bà sẽ không cho tôi ra ngoài.
Tôi cứ như thế, ẩn nấp trong nhà bà ngoại mười năm.
Dù tôi không đến trường, nhưng ngoại sẽ dạy tôi học chữ.
Bà cũng sẽ cho tôi xem ti vi, kể tôi nghe thế giới bên ngoài.
Lúc ở với bà, tôi có cảm giác mình chẳng khác gì những đứa trẻ ngoài kia.
Nhưng tôi càng lớn, ngoại càng tiều tuỵ hơn.
Bà mới chừng sáu mươi, nhưng lại cứ như đã bảy tám chục tuổi.
Cứ tưởng cuộc đời của tôi với bà mãi sẽ bình yên như thế.
Cho đến một ngày, trong nhà xuất hiện hai vị khách không mời mà tới.
Da hai người nọ cũng xanh trắng như tôi, khuôn mặt mơ hồ không rõ ngũ quan, một người mặc đồ đen, một người mặc đồ trắng.
Cả hai đều cầm xích trên tay.
Người mặc đồ đen thấy bà ngoại, dùng chất giọng bén nhọn bất nam bất nữ lên tiếng, “Bà Vương! Bà dám che giấu con bé lâu như thế! Bà giấu nó trong quan tài, dùng pháp thuật giấu đi hồn phách của nó, làm bọn tôi không thể tìm ra…”
“Bà Vương! Bà biết nó là một âm thai mà! Bà phạm tội tày đinh!”
Giọng của người áo đen ong ong vang dội, giống như một cây kim thép đâm vào đầu tôi.
Hơi nóng như thiêu như đốt toả ra từ xích sắt, tôi run rẩy nấp sau lưng bà ngoại.
Người mặc đồ trắng thở dài, giọng của hắn cũng không phân nam nữ:
“Bà Vương, cần gì phải thế? Chúng ta cũng có qua lại, bà cần gì phải khổ lòng lấy tuổi thọ nuôi một đứa bé như kia?”
Nghe người mặc áo trắng nói xong, tôi chẳng thiết gì đến sợ hãi.
Bò dậy nhìn khuôn mặt già nua của bà, hiểu ngay lập tức.
Tôi há miệng, chưa kịp lên tiếng, nước mắt đã trào ra.
Bà ngoại thở dài, sờ đầu tôi một cái, “Con bé này, khóc cái gì.”
Rồi bà quay đầu nói với hai người đen trắng: “Tôi biết mình phạm tội nặng, sau khi chết, sẽ tình nguyện chuộc tội.”
“Tôi sẽ không đầu thai chuyển kiếp. Lúc trước mấy người vừa ý năng lực của tôi lắm mà? Tôi có thể ở lại địa phủ bán mạng cho các người.”
Hai người họ nhìn nhau một cái, yên lặng một hồi rồi nói: “Chuyện này bọn tôi phải bẩm báo với Diêm vương.”
Chẳng bao lâu sau, họ biến mất.
Tôi vừa đau lòng cái giá bà ngoại phải bỏ ra cho mình, vừa hận bản thân không giống người bình thường, nằm khóc thật lâu trong lòng bà.
Sau đó, hai người kia không tới tìm tôi nữa.
02.
Năm tôi mười hai tuổi, bà ngoại lặng lẽ qua đời.
Tối trước hôm qua đời, bà nắm chặt tay tôi, lẩm bẩm với tôi rất nhiều chuyện:
“Bé con, thật ra mẹ con không phải con ruột của bà, bà nhặt được nó… Lúc đó nó mới có ba bốn tuổi…”
Ngoại mở to hai mắt mỉm cười:
“Mai ngoại đi gặp mẹ con, sau này con phải tự chăm sóc bản thân cho tốt.”
Đôi tay già nua của ngoại run rẩy nhét vào tay tôi một khối ngọc bội:
“Khi đeo ngọc bội này, con sẽ không khác gì người sống, có hơi thở, có nhịp tim.”
Tôi run rẩy nhận tấm ngọc bội, hai mắt ướt đẫm nhìn bà.
Ngày hôm sau, bà ngoại mỉm cười qua đời.
Sau khi bà qua đời, không lâu sau, người ta phát hiện ra tôi.
Dù thôn trưởng không hiểu sao ngoại phải che giấu tôi nhiều năm như thế, nhưng vẫn đưa tôi vào viện mồ côi ở trấn trên.
Tôi ở trong viện mồ côi hai năm, rồi được cha mẹ nuôi thu nhận.
Lần đầu tiên gặp họ, tôi đã thấy tướng mặt hai người này không tốt.
Người đàn ông tầm bốn chục tuổi, mũi khoằm, người đen nhưng mặt lại trắng bệch, là dáng mặt có tâm địa bất chính.
Người phụ nữ trông hơn ba mươi tuổi, xương gò má hóp cao, mắt hình tam giác ngược, ánh mắt hết sức tinh khôn, là người có vẻ khó ở chung.
Không chỉ vậy, trên người họ còn có khí đen nồng nặc vờn quanh.
Người đàn bà vừa thấy tôi, đã tươi cười kéo tay tôi, “Xem xem con bé nó xinh nè, da trắng trong như…”
Nhưng chưa được mấy giây, bà ta đã run rẩy thả ra:
“Sao tay con bé này lạnh buốt vậy, không khác gì cầm cục nước đá hết…”
Viện trưởng vội giải thích thể chất tôi lạnh từ nhỏ.
“Viện trưởng, sinh nhật con bé này không có nhầm đúng không? Đúng giờ sửu ngày mười bốn tháng bảy âm lịch không?”
Cha nuôi vội hỏi.
Viện trưởng ngẩn người, rồi gật đầu, “Lúc trước tờ giấy bà ngoại con bé để lại ghi đúng như vậy.”
Cha nuôi khen tốt liên tục, vội vã dẫn tôi đi.
Viện trưởng xác nhận lại điều kiện gia đình họ cũng không tệ lắm, bèn để tôi theo họ.
Nhưng nào ngờ vừa bước lên xe, nụ cười trên mặt mẹ nuôi dần biến mất.
Bà ta lạnh lùng nhìn tôi, “Sao mới bây lớn mà nhìn lẳng lơ vậy?”
“Mày ngồi xa tao ra, tao ngồi gần mày là lạnh run.”
“Mày bị bệnh gì đúng không? Mặt tái như ma, nhìn xui muốn chết.”
Mẹ nuôi lầm bầm, ruồng rẫy ngồi cách xa tôi.
Tôi cúi đầu, không nói tiếng nào.
Tôi cảm nhận được thứ ác ý không hề che giấu trên người bà ta.
Mà ác ý, là thức ăn tốt nhất của tôi.
Cái này là bí mật cả bà ngoại cũng không biết.
Miệng tôi mấp máy hấp thu hết ác ý trên người mẹ nuôi, cảm giác như cả đầu ngón tay mình cũng hồng hào lên không ít.
“Đủ rồi, bớt cái miệng lại đi. Đừng có quên cô nhi viện còn gọi lại tìm hiểu nữa đó, nếu con bé này nói cái gì…”
Cha nuôi nghiêng đầu, liếc mẹ nuôi một cái.
Rồi quay qua giả vờ hoà nhã tươi cười, “Kiểu Kiểu à, tên này đúng không? Cô con mạnh miệng mềm lòng, con đường để bụng.”
“Nhà chú rất hoan nghênh con, đúng rồi, chú chưa nói, nhà chú còn một em trai nữa, tên Vương Thiên Hổ.”
“Hai đứa ở chung chắc chắc sẽ vui.”
Mẹ nuôi bĩu môi, hừ một cái: “Nếu không phải cần mượn vận con bé này…”
Bà ta chợt nhận ra mình lỡ miệng, vội ngậm chặt mồm.
Tôi cúi gằm mặt, khoé miệng từ từ nhếch lên.
Mượn vận của người chết, phải lấy mạng ra đền.
03.
Nhà cha nuôi là một căn hộ giá cả trung bình trong tiểu khu.
Cấu tạo ba phòng ngủ một phòng khách điển hình.
Mẹ nuôi chỉ cái phòng chứa đồ đang mở hé:
“Từ giờ mày ở trong đó.”
Thấy tôi nhìn bà ta lom lom, mẹ nuôi cười lạnh:
“Sao, chê phòng nhỏ à? Cái thứ mồ côi không cha không mẹ như mày chỉ xứng ở trong đó thôi!”
Bà ta đẩy tôi, đẩy cửa phòng chứa đồ ra.
Mùi ẩm mốc xông vào trong mũi.
Trên tường, mốc meo bám đầy do ẩm thấp.
Trên trần chỉ có một bóng đèn sợi đốt có côn trùng bu quanh.
Căn phòng chưa đầy hai mét vuông, dưới đất chỉ có một cái giường và đệm ố vàng.
Phòng chứa đồ không có cửa sổ, chật hẹp tù túng vô cùng.
“Cảm ơn cô chuẩn bị cái phòng tốt như vậy cho con ạ.”
Mặt mẹ nuôi đen lại ngay, “Mày châm chọc ai đó?”
Tôi lắc đầu đầy vô tội.
Thật ra tôi rất thích ở chỗ như này.
Từ nhỏ tôi đã ở trong quan tài, đã tạo nên thói quen ở nơi có nặng âm khí.
Cái phòng này với tôi mà nói, là không thể tốt hơn.
“Mày nhớ kỹ cho tao, bọn tao lãnh mày về không phải để mày làm công chúa.”
“Sau này mày phải làm hết việc nhà.”
“Sẵn tiện nay nhà có đống đồ dơ, mày đi giặt đồ đi.”
“Còn nữa, tóc mày dài quá, gội đầu không tốt nước chắc? Tao cắt bớt cho mày.”
Mẹ nuôi nhìn tóc tôi chằm chằm, ánh mắt loé loé lên.
Tất nhiên tôi biết bà ta cần tóc tôi làm gì.
Mấy năm nay ở với bà ngoại, gặp nhiều người tới nhờ vả bà, tôi cũng biết kha khá chuyện.
Muốn muợn vận phải lấy được tóc với ngày sinh tháng đẻ của người bị mượn.
Tôi ngoan ngoãn cho mẹ nuôi cắt tóc.
Bà ta cầm tóc tôi, thái độ cũng ôn hoà hơn được chút.
“Coi như mày nghe lời, giặt quần áo xong, tối nay khỏi nấu cơm.”
Bà ta chỉ cái giỏ quần áo trong nhà vệ sinh.
Đống đồ này chất đống như núi, trên cùng là mười mấy cái quần lót đàn ông ố vàng.
Mà bên cạnh, rõ ràng là một cái máy giặt.
“Ngây ra đó làm gì nữa, giặt lẹ đi!”
Mẹ nuôi đẩy tôi một cái.
Nhưng bà ta đâu biết, quần áo bị người chết chạm vào, mặc lên là xui xẻo.
Tôi ngoan ngoãn ngồi lên cái ghế đẩu, giặt quần áo.
Lúc bấy giờ mẹ nuôi mới hài lòng bước ra.
Nhưng chưa đi được bao xa, tôi đã nghe giọng bà ta hét thảm.
Tôi ló đầu ra nhìn, mẹ nuôi té xuống đất, tay che cái trán đổ máu, la làng ây ui.
Cha nuôi vội đỡ bà ta dậy, oán trách: “Sao không cẩn thận gì hết vậy?”
Số là bà ta mới đi được mấy bước đã trượt chân té ngã.
Đầu thì đập vào cạnh nhọn của cái bàn.
Vết thương trên trán mẹ nuôi rất sâu, máu tươi tuôn ra không ngớt.
Bà ta đau đớn rên rỉ không thôi.
Cha nuôi bất đắc dĩ, chỉ đành đưa bà ta vào bệnh viện.
Về tới nhà, cha nuôi giận đùng đùng lên:
“Khám bệnh dạo này đắt gớm vậy, tốn hơn mấy ngàn, tại cái bà này không ý tứ gì hết!”
“Nhà đang thiếu cả đống nợ, còn không biết tiết kiệm cho tôi!”
Mẹ nuôi hét khẽ: “Không phải có thêm một đứa để mượn vận rồi à?”
Để lại một bình luận
Bạn cần Đăng nhập để gửi bình luận.