9.
“Đi về phía Bắc?” Cha cười khẽ, rồi thở dài một tiếng.
“Nếu ta đi về phía Tây, đó là để sống sót.”
“Nếu ta đi về phía Bắc, đó là vì hoài bão.”
Ta nhìn ông, “Hoài bão là gì?”
Cha nhìn về phía xa, ngắm nhìn phía Bắc, và kể với ta rất nhiều điều.
Khi ông quay lại, thấy ta ngơ ngác, không khỏi thở dài nhẹ nhõm, “Phúc Bảo còn nhỏ, không hiểu cũng là bình thường.”
“Dạ.” Ta không chút xấu hổ gật đầu, kéo kéo tay áo của ông, “Cha là thư sinh, sau này dạy Phúc Bảo đọc sách viết chữ, Phúc Bảo sẽ hiểu hoài bão của cha!”
“Phía Bắc có nhiều quý nhân, nhưng bên đó không có thân thích, rất khó lập nghiệp. Phía Tây giàu có, lại nhiều dân thường, dễ dàng lập nghiệp hơn.”
Cha vẫn muốn tìm đến nhà biểu ca của ông.
Nhưng ta cảm thấy khí tử thần trên đầu ông có liên quan đến quyết định này.
Ta khuyên ông, “Nhiều người có suy nghĩ giống cha, nên chạy trốn về phía Đông và Tây. Nhưng, nếu cha có tài và hoài bão, sao không đi về phía Bắc? Đến kinh thành phồn hoa nhất, thực hiện hoài bão của cha!”
Cha im lặng một lúc, cuối cùng gật đầu, giọng kiên quyết, “Được, vậy ta sẽ nghe lời con gái nhỏ của ta một lần!”
Chúng ta đổi đường mà đi.
Trên đường, cha luôn nắm tay ta, sợ ta đi lạc.
“Phúc Bảo, trong lòng cha có khúc mắc, không cam tâm chôn vùi hoài bão, nhưng cha không đủ dũng khí để đi về phía Bắc.”
“Hử?” Ta ngước đầu nhìn cha.
Cha cúi đầu nhìn ta, khuôn mặt vừa đen vừa gầy nhưng ngũ quan lại thanh tú, nụ cười ấm áp, “Là con đã khiến cha bỏ qua sự sợ hãi và do dự.”
“Cha yên tâm, Phúc Bảo có linh cảm, lần này cha đi về phía Bắc, chắc chắn sẽ thực hiện được hoài bão của mình!”
Nhưng bây giờ đổi đường đi về phía Bắc, đường sẽ xa hơn.
Cha cười nói, hai cha con chúng ta có thể phải xin ăn mới đến được kinh thành.
Cha nói, cha không thể hạ mình xin ăn, thế này thì làm sao đây?
“Cha, không sao, cha còn có Phúc Bảo mà!” Ta vỗ vỗ tay ông, an ủi, “Nếu cha không muốn xin ăn, thì con sẽ xin ăn dọc đường, nuôi cha!”
“Hahaha… Phúc Bảo, con đúng là con gái tốt của cha!”
10.
Đi đường một ngày, tối đến cha lại cho ta nửa củ khoai lang.
Ta một nửa, cha một nửa.
“Cha, cha ăn đi, Phúc Bảo chưa đói.” Ta đưa nửa củ khoai lang lại cho ông.
“Làm sao lại không đói? Con đã gần một ngày chưa ăn gì rồi!”
Ta vẫn kiên quyết nói: “Phúc Bảo còn nhỏ, bụng cũng nhỏ, không dễ đói như người lớn!”
Cha cười khẽ búng trán ta một cái, giọng nghiêm túc, “Ai nói bậy với con vậy? Con nhỏ, càng dễ đói!”
Cha đẩy củ khoai lang lại cho ta, thúc giục, “Ăn đi, khát thì còn có nước.”
Ta ăn xong củ khoai lang, thực sự rất khát.
Cha đưa cho ta bình nước, khi ta đưa tay đón, ông nói: “Con ngẩng đầu, há miệng, cha đút cho con.”
“Ah…” Ta ngoan ngoãn ngẩng mặt nhỏ lên, há miệng.
Nước từ từ chảy vào miệng ta. Ta uống một hơi.
“Được rồi, nước gần hết, để lại một ít cho cha uống.” Cha cất bình nước đi.
Trời sắp tối, mọi người đều chuẩn bị nghỉ ngơi.
Cha cùng mọi người đi tìm cỏ khô làm chỗ ngủ tránh lạnh.
Ta cầm lấy bình nước, lắc lắc… Bình nước đó, bên trong chẳng còn nước nữa!
Ta ngẩng đầu, nhẹ nhàng dụi mắt.
Nhưng, cứ như cát rơi vào mắt, càng ngày càng xót, càng muốn khóc…
11.
Mùa thu, đêm xuống, mỗi ngày lại lạnh hơn một chút.
Dọc đường người chạy nạn nhiều vô kể, cỏ khô cũng không đủ dùng.
Cha là một thư sinh, so với nhiều người thì yếu đuối hơn một chút.
Ông không giành được cỏ khô.
“Cha, trải chỗ của con mỏng hơn một chút, đủ để chúng ta nằm.”
Ta đẩy đống cỏ khô của mình qua.
Cha nhìn ta, cười nói: “Vẫn là tiểu Phúc Bảo thông minh, luôn mang theo cỏ khô.”
Hai người chúng ta trải cỏ khô ra, vừa đủ để nằm.
Nhưng, như vậy ta cũng không còn cỏ khô để đắp làm chăn.
Cha xếp những cuốn sách thánh hiền ông rất quý, chắn gió một bên cho ta; ông nằm ở bên kia, chắn gió bên còn lại.
“Cha, con vẫn thấy lạnh.”
“Phúc Bảo là trẻ con, không chịu nổi lạnh cũng đúng.”
Cha cởi áo ngoài của mình, rồi lấy ra một cái áo cũ đầy miếng vá, đắp lên người ta.
“Cha, chúng ta nằm sát vào nhau, sưởi ấm cho nhau đi!”
Nhưng, cha lắc đầu.
Ông nói Phúc Bảo nhất định phải nhớ, nam nữ thụ thụ bất thân.
“Ồ.” Ta có chút bối rối gãi đầu.
Gầy và gầy thì không thể gần gũi sao?
Nhưng, năm đói kém này làm gì có ai béo đâu? Haiz…
(“授受” trong câu “男女授受不亲”- “Nam nữ thụ thụ bất thân” và “瘦” trong câu “瘦和瘦的”- “Gầy và gầy” đều có phát âm tương đối giống nhau là “shòu” nên nữ chính nhầm lẫn.)
12.
Chuyện ta biết bình nước không còn nước, ta không nói cho cha biết.
Sáng hôm sau, ta bảo cha, trước bình minh đi đường, dọc đường liếm sương sớm, có thể giải khát.
Cha là một thư sinh nho nhã, cha nói mình không làm được chuyện liếm sương sớm.
Ông cũng không cho ta liếm. Ta hỏi tại sao?
Cha nói, không văn nhã.
Cha nói, tuy Phúc Bảo còn nhỏ, nhưng dù sao cũng là con gái, cần chú trọng lời nói và hành động của mình.
“Nhưng, cha ơi, bây giờ chúng ta chưa ra khỏi sáu châu phía nam đang đại hạn, thức ăn ít, lại thiếu nước, cứ như vậy chúng ta không chết đói, cũng chết khát!”
“Tiểu Phúc Bảo, đừng lo.” Cha an ủi xoa đầu ta.
Sau đó, ta thấy cha cầm bình nước, dọc đường hứng sương sớm.
Ồ! Trước đây sao ta không nghĩ ra cách này nhỉ?
Nhưng mà, ta lại nhớ ra, ta thậm chí còn không có bình nước!
13
Ta liếm đôi môi khô khốc của mình, “Cha, con khát, muốn uống nước!”
Đọc thêm nhiều truyện hay tại TruyenBiz.NetCha nhìn ta một cái, “Không được uống.”
“Ah? Tại sao?”
Ta cầm bình nước lắc lắc, ngước mắt nhìn cha, “Cha, nhiều sương rồi!”
“Chờ thêm một chút.”
Cha tiếp tục đi dọc đường hứng sương.
Chúng tôi đi về phía bắc, đoàn người đi cùng dần dần thưa thớt, dòng người dần dần giảm bớt.
Mặt trời lên cao, sương sớm tan đi.
Cha đã hứng được nửa bình nước sương.
Ta mỉm cười nhìn cha.
“Cha, có thể uống rồi chứ?”
Tuy nhiên, cha vẫn lắc đầu, “Tiểu Phúc Bảo, đừng vội.”
Thế này vẫn không vội sao? Cổ họng ta khô rát, nói chuyện cũng đau!
“Nhưng, cha, con khát…”
“Khát cũng không được uống!”
Huhu… người cha tàn nhẫn này! Sao mà keo kiệt không cho ta một ngụm nước vậy chứ?
Đáng ghét… Đang lúc ta thầm trách cha, thì thấy cha đi tới dưới một gốc cây, lấy ra cái nồi ông mang theo rồi làm bếp đất, ngắt lá cây, nhúng nước, lau sạch nồi.
Cha nhặt củi, đổ nước sương hứng được vào nồi.
“Cha, đun nước à?”
Ta đi đến bên cạnh ngồi xuống.
“Ừm. Sương sớm trông trong veo, nhưng thực ra rất bẩn. Phúc Bảo là trẻ con, năm đói kém này, ăn uống không tốt, cơ thể yếu đuối, nên cẩn thận hơn!”
“Vậy nên, cha vừa rồi mới không cho con uống nước?”
Cha không trả lời, chỉ cười hỏi ta: “Phúc Bảo biết nhóm lửa không?”
“Biết!”
“Vậy con nhóm lửa, nước sôi thì gọi cha.”
Cha đứng lên đi về phía xa, nhặt cỏ khô.
Tanghĩ ông sợ ban đêm lạnh.
Tuy nhiên, lúc cha mang cỏ khô quay về, ông lại ngồi xuống một bên chọn những cọng cỏ dài, bắt đầu bện.
Ta nhìn cha bện cỏ, cũng không giống như bện dây thừng, không thể không tò mò ghé qua, “Cha, cha bện gì vậy?”
Cha nhìn ta một cái, “Tiểu Phúc Bảo toàn đi chân trần, nên bện cho con một đôi giày cỏ thật đẹp!”
“Thật sao?”
Ta vui mừng háo hức!
Mùa thu càng lúc càng lạnh.
Mỗi sáng dậy, đi chân trần rất lạnh!
Nước sôi, cha nói để nguội.
“Đợi đến khi không còn nóng nữa, Phúc Bảo hẵng uống, muốn uống bao nhiêu uống bấy nhiêu.” Cha nói.
“Dạ, con và cha cùng uống!”
“Ngoan lắm.”
Ta lại đi đến cạnh cha ngồi xuống, nhìn cha bện giày cỏ cho mình.
Giày cỏ bện xong, ở đầu giày bện một bông hoa rất đẹp, to hơn cả bàn chân ta.
“Cha, đây là hoa gì?”
“Mẫu đơn, loài hoa phú quý của nhân gian.”
“Ồ.”
Ta đi giày vào, nghịch ngợm hoa, cảm thấy nó thật sự rất đẹp, “Cha còn bện được hoa khác không ạ?”
“Có.”
“Vậy khi Phúc Bảo đi hỏng đôi giày này, lần sau cha có thể bện hoa khác cho Phúc Bảo không?”
“Không được.”
“Tại sao vậy ạ?”
Tôi không khỏi có chút thất vọng.
“Bởi vì cha mong Phúc Bảo giống như hoa mẫu đơn, phú quý bình an suốt đời.”
Nghe vậy, ta cười vui vẻ.
Người nghèo chúng ta mong muốn nhất, chẳng phải là phú quý sao?
14
Hai cha con ta uống nước xong, mỗi người ăn nửa củ khoai lang, rồi tiếp tục lên đường.
“Cha, sao cha biết đan giày cỏ thế ạ?”
“Cha không chỉ biết đan giày cỏ thôi đâu.”
Cha mỉm cười, nói, “Cha còn biết nhiều thứ nữa!”
Ta ngạc nhiên ngẩng đầu nhìn cha, thán phục, “Cha thật giỏi! Vậy cha học những thứ này từ ai ạ?”
“Từ thầy dạy học.”
“Ah?”
Cha nắm tay ta, cười vang, “Trong sách có hình tượng mỹ miều, trong sách có nhà vàng, trong sách còn có kho báu… Phúc Bảo sau này chăm chỉ học, cũng sẽ biết nhiều thứ như cha!”
“Vậy thầy dạy học chính là sách?”
Nhưng hình tượng mỹ miều là gì? Ta không hiểu, gãi đầu.
Ài, ta đây đúng là chịu thiệt vì không được học!
15
Cha dùng cỏ đan một cái túi, để bình nước vào.
Sáng sớm hôm sau, ta đeo bình nước lên cổ, hứng sương sớm dọc đường.
Còn cha thì cầm nồi hứng sương.
Chúng ta đun sôi nước sương, đổ đầy bình nước, còn lại thì uống hết, trong thời gian ngắn sẽ không khát nữa!
Cách hứng sương này, chúng tôi cũng dạy cho người khác.
Để tránh đụng phải đám đông, kiếm được một chút tài nguyên sống, cha thường dẫn tôi đi đường nhỏ.
“Phúc Bảo, con là cứu tinh của cha.” Cha nói.
Ta ngước nhìn cha, “Cha, cha cũng là cứu tinh của con.”
Cha cười, vỗ nhẹ lên đầu ta, đưa miếng khoai lang cuối cùng cho ta, “Ăn đi, cố gắng thêm chút nữa, chúng ta sắp rời khỏi vùng đất phía nam này rồi!”
Ta cầm miếng khoai lang, cắn một miếng nhỏ.
Khi cha không để ý, ta giấu miếng khoai lang vào trong ngực áo.
Dù áo ta đã bẩn và hôi thối, nhưng ai quan tâm chứ?
Chúng ta chỉ muốn sống sót…
Để lại một bình luận
Bạn cần Đăng nhập để gửi bình luận.