“Chủ đề là về việc phụ nữ bị cảm giác xấu hổ trói buộc suốt cả cuộc đời, từ khi sinh ra đến khi chết đi, trải qua đủ loại: xấu hổ vì kỳ kinh nguyệt, xấu hổ vì vóc dáng, bị gán mác lẳng lơ, xấu hổ vì bệnh phụ khoa, xấu hổ vì đến tuổi mà chưa kết hôn, xấu hổ vì không thể sinh con, xấu hổ vì sinh con gái, xấu hổ vì cơ thể sồ sề sau sinh, xấu hổ vì ly hôn. Không lúc nào mà phụ nữ không bị cảm giác xấu hổ dễ dàng trói buộc. Cậu hiểu điều tớ muốn truyền tải chứ?
Trần Tiểu Vân hiểu ngay: “Cho mình ba ngày!”
Cô ấy biết tôi đang bị bạo lực mạng, còn tức giận hơn cả tôi, đã sớm gọi điện nói rằng nếu tôi cần nhân chứng, cô ấy sẽ đứng ra làm chứng. Cô ấy còn liên hệ với những bạn nữ ngày xưa, rủ bọn họ cùng đứng ra bảo vệ tôi.
Truyện tranh mà tôi cần, cô ấy đã thức hai đêm liền để vẽ.
Bên cạnh đó, tôi nhận được cuộc gọi từ Dương Tiểu Mẫn, một bạn học cũ từ tiểu học, hiện là một vlogger với hàng triệu người theo dõi.
“Ngôi sao lớn ơi, mình vừa làm một video ngắn phong cách hoạt hình về ‘những ngọn lửa bùng cháy’, cậu có muốn xem không?”
“Đường link mình đã gửi qua WeChat rồi, cậu bảo đội ngũ của cậu quảng bá giúp mình nhé.”
Tôi mở link xem thử, không ngờ Tiểu Mẫn đã lấy câu chuyện phát điên của chúng tôi trong những năm tháng trưởng thành để làm thành video ngắn.
Tôi gọi lại: “Cảm ơn cậu, video này chính là cứu tinh của mình, mình sẽ bảo đội ngũ giúp cậu quảng bá hết mình.”
Dương Tiểu Mẫn cười thoải mái qua điện thoại:
“Phải cảm ơn cậu mới đúng, hồi đó cậu đã ra tay cứu mình, mình sẽ không bao giờ quên ơn.”
“Đừng quên, mình cũng là học trò của cô Vương, mình cũng muốn trở thành một ngọn lửa cháy hừng hực.”
12.
Thế là, đúng vào lúc tôi bị bạo lực mạng, đoạn phim ngắn của Dương Tiểu Mẫn lại bất ngờ nổi tiếng.
‘Văn học phát điên’ khiến rất nhiều phụ nữ cảm thấy hả hê!
Video ấy đã khơi gợi những uất ức chôn sâu trong lòng nhiều cô gái từ khi còn học tiểu học đến trung học phổ thông.
Nhân vật nữ chính Diệp San San trong video đã làm những điều mà rất nhiều cô gái muốn làm nhưng không dám.
【Mặc kệ chuyện xấu hổ vì kỳ kinh nguyệt, sao hồi nhỏ mình không biết nhét luôn băng vệ sinh vào miệng mấy thằng con trai hay nói bậy nhỉ?】
【Hồi nhỏ, lúc có kinh nguyệt lần đầu, mẹ mình luôn dặn rằng không được để các bạn nam trong lớp biết. Một chuyện rất đỗi bình thường lại trở nên xấu hổ chỉ vì lời ám chỉ của mẹ. Khi nghe mấy cậu con trai bàn tán về băng vệ sinh, mình luôn cảm thấy mình bẩn thỉu. Thật sự là những quan niệm sai lầm đã hủy hoại mình quá sâu sắc.】
【Cấp hai, có lần mình đến tháng, khó khăn lắm mới lấy hết dũng khí xin nghỉ tiết thể dục, thế mà một nam sinh hét lớn: ‘Cậu ấy lại giả vờ rồi, đừng nghĩ làm con gái là có thể viện cớ để trốn học!’ Lúc đó mình cảm thấy rất oan ức, muốn khóc, từ đó không dám xin nghỉ nữa. Giờ nghĩ lại chỉ ước mình có thể phát điên như trong video một lần.】
【Mình cũng từng bị bạn nam cùng lớp chế nhạo vì băng vệ sinh, khiến mình nghĩ mình thật sự rất bẩn, tự ti một thời gian dài. Giá mà lúc đó có một Diệp San San giúp mình nhét băng vệ sinh vào miệng bọn con trai đó thì tốt biết mấy.】
【Video này thật quá đúng! Ai mà chưa từng trải qua chuyện này sẽ thấy tiếc nuối.】
【Mình thích nhất đoạn cấp hai, ‘lấy gậy ông đập lưng ông’, xem mà hả dạ vô cùng!】
【Hồi cấp hai, mình ngực phẳng, thường bị con trai trêu là ‘sân bay’, nên một thời gian dài không tự tin về cơ thể mình. Ước gì có thể xông vào nhà vệ sinh nam, mắng chúng là ‘nấm kim châm’ như trong video, để chúng cũng nếm thử cảm giác bị sỉ nhục!】
【Mình thì ngược lại, phát triển sớm nên bị đám con trai sau lưng gọi là ‘bò sữa’, còn bảo chắc chắn mình đã bị ai đó sờ soạng. Lúc đó mình chỉ muốn chết quách đi, về sau phải bó ngực mỗi ngày đến trường. Bọn con trai đâu có biết rằng lời nói ác ý của chúng gây tổn thương thế nào và cần bao lâu mới có thể lành lại.】
【Cả đoạn về bịa đặt tin đồn nữa, nữ chính và bạn thân dùng màn kịch tự tử để làm ầm lên, dù có hơi quá nhưng nếu không làm lớn chuyện, liệu họ có thể tìm ra kẻ bịa đặt không?】
“Đúng vậy, nếu có thể đòi lại công lý một cách bình thường, ai lại muốn phải phát điên?”
Dương Tiểu Mẫn bước lên nói: “Nhân vật nữ chính trong video của mình được lấy cảm hứng từ ngôi sao lớn Diệp San San. Năm xưa, mình từng bị một nam sinh ngồi cùng bàn gọi là đồ lẳng lơ chỉ vì cất băng vệ sinh trong ngăn bàn, và con trai cả lớp đã cười nhạo mình. Lúc đó, suy nghĩ tử tự mình cũng có, nhưng Diệp San San đã đứng ra bảo vệ mình. Cô ấy phát điên vì mình, vậy mà giờ đây, những trang tin tức lại chửi cô ấy là kẻ bắt nạt học đường, các bạn không thấy lương tâm cắn rứt sao?”
Nhiều cư dân mạng bỗng ngớ người:
【Sự thật hóa ra là thế này sao?】
【Diệp San San không phải kẻ bắt nạt, mà là ngọn lửa phát điên ư?】
【Trước đây không có ấn tượng gì về cô ấy, giờ nghe chuyện thời học sinh bỗng thấy cô ấy thật mạnh mẽ, muốn trở thành fan quá.】
【Thích cô ấy +1, thật ghen tị với bạn học của Diệp San San ngày xưa.】
【Thật ghen tị, giá mà hồi học sinh mình cũng gặp được một Diệp San San thì tốt biết mấy.】
Đúng lúc này, bộ truyện tranh của Trần Tiểu Vân ra mắt, gây tiếng vang lớn.
Truyện của cô ấy có nét bi kịch, không hề có những màn phản công thỏa mãn, nhưng lại chạm đến trái tim người đọc.
Thế là ngày càng có nhiều phụ nữ lên tiếng, vạch ra những vết thương xưa cũ, để tất cả mọi người thấy rằng, từ nhỏ đến lớn, phụ nữ đã phải trải qua bao nhiêu nỗi xấu hổ.
Cũng có ngày càng nhiều người tự hỏi, tại sao chúng ta phải bị cảm giác xấu hổ ràng buộc, lặng lẽ chịu đựng những tổn thương ấy?
Một ngọn lửa thức tỉnh bùng cháy, từ chối sự xấu hổ về kỳ kinh nguyệt, cơ thể, và đủ loại áp bức khác.
13.
Đây là một cuộc thức tỉnh lâu dài.
Không thể chỉ dựa vào một người hay một thế hệ, mà cần dựa vào những người phụ nữ qua từng thế hệ.
Hôm nay, nhờ video của Dương Tiểu Mẫn và bộ truyện tranh của Trần Tiểu Vân, chúng tôi đã khơi dậy một cuộc thảo luận mạnh mẽ về sự thức tỉnh.
Nhưng sức nóng của sự thức tỉnh chỉ kéo dài được vài ngày.
Rồi mọi người sẽ lại quên đi, bị ràng buộc bởi những cảm giác xấu hổ khác.
Nhưng điều đó thì sao chứ, sẽ còn có những phụ nữ khác bị ràng buộc bởi sự xấu hổ lên top tìm kiếm, khơi dậy thảo luận lần nữa.
Đây sẽ không phải là lần đầu tiên hay lần cuối cùng chúng ta bàn luận về việc từ chối cảm giác xấu hổ.
Cứ mỗi lần thức tỉnh phá vỡ rào cản của thế giới, rồi sẽ có ngày, lượng sẽ biến thành chất.
Đến khi đó—
Khi một cô gái bị xấu hổ vì kỳ kinh nguyệt, cô ấy sẽ không cần phải phát điên để buộc bọn con trai im miệng, mà chỉ cần thản nhiên nói: “Cậu đúng là đồ ngốc, đến cả băng vệ sinh siêu mỏng cũng không biết là gì.”
Khi bị gọi là “sân bay”, cô gái ấy sẽ không cần phải xông vào nhà vệ sinh nam mà trả đũa, chỉ cần cười khẩy: “Ngực phẳng thì sao? Cậu chẳng hiểu được niềm vui của ngực phẳng đâu!”
Khi bị bịa đặt tin đồn xấu, cô ấy sẽ không cần giả vờ tự tử để gây chú ý, mà chỉ cần mạnh mẽ báo cảnh sát: “Alo, 110 phải không? Tôi cần báo án vì có người bịa đặt tin xấu về tôi…”
14.
Vài năm sau, tôi sinh một cô con gái đáng yêu.
Đọc thêm nhiều truyện hay tại TruyenBiz.NetNăm lớp 6, bé lần đầu có kinh nguyệt khi đang ở trường.
Tôi mang theo quần sạch đến trường tìm con gái, cô bé hơi hoang mang nói: “Mẹ ơi, hôm nay con bị chảy máu. Trong nhà vệ sinh có băng vệ sinh miễn phí, bạn cùng lớp đã chỉ cho con cách dùng, con biết làm rồi. Bạn ấy còn nói rằng chảy máu sẽ không chết, mà đó là dấu hiệu con đã trở thành một cô gái lớn, nhưng con vẫn hơi sợ. Con thực sự sẽ không chết đúng không?”
Tôi dịu dàng xoa đầu con: “Không đâu, bạn con nói đúng. Có kinh nguyệt nghĩa là cơ thể con khỏe mạnh. Con sẽ thấy hơi khó chịu, nhưng đó là điều hoàn toàn bình thường, không cần xấu hổ đâu. Đi nào, mẹ dẫn con đi mua băng vệ sinh.”
Con gái nắm tay tôi, vui vẻ theo sau.
“Bạn con cũng nói vậy đấy.”
Khi tính tiền, cô nhân viên đưa túi đen ra để đựng, nhưng cô bé lại nghiêm túc lắc đầu.
“Không cần đâu. Bạn con bảo rằng mua băng vệ sinh không có gì phải xấu hổ, chẳng có gì là nhục nhã cả. Nếu tự mình thấy xấu hổ, thì chẳng khác gì tự đưa dao cho bọn con trai, thế thật ngu ngốc.”
Tôi cúi đầu nhìn con gái nhỏ, nụ cười không thể giấu nổi trên môi.
Con bé hỏi: “Mẹ ơi, mẹ cười gì thế?”
“Không có gì.” Tôi dắt con ra khỏi cửa hàng, trong lòng tràn đầy ấm áp. “Mẹ chỉ nghĩ, con gái của mẹ thật tuyệt vời!”
Vài năm sau, con gái tôi đã lớn.
Con được chăm sóc đầy đủ nên phát triển rất tốt.
Tôi hỏi con ở trường có ai gọi con là “bò sữa” không.
Con gật đầu, cười khẩy: “Có chứ. Mỗi lần con mặc áo hơi bó một chút, bọn con trai cứ nhìn chằm chằm, làm con thấy ngại. Có đứa còn nói sau lưng rằng ngực con lớn thế chắc không phải tự nhiên, chắc là để người khác sờ nắn rồi đúng không?”
“Thế là con tránh mặc đồ bó, rồi còn bó ngực hàng ngày, cho đến khi một bạn nữ hỏi con: ‘Sao cậu phải dùng sự ngu ngốc của bọn con trai để hành hạ chính mình? Thay vì bó ngực, cậu nên tát vào mặt bọn chúng ấy.’”
“Mẹ ơi, con thấy bạn ấy nói đúng. Con có làm gì sai đâu, sao con phải bị cảm giác xấu hổ ràng buộc? Nếu cứ bận tâm chuyện đó, liệu con có sống nổi không? Thời gian ngại ngùng đó, con thà đọc thêm sách còn hơn.”
“Mẹ ơi, sao mẹ khóc thế? Mẹ không đồng tình với con à? Chắc mẹ không hiểu bọn con gái thời nay, vì thế hệ của mẹ, nhiều người bị cảm giác xấu hổ ràng buộc mà.”
Tôi lau những giọt nước mắt nóng hổi.
“Mẹ không buồn, mẹ vui lắm, vì ngọn lửa đang cháy mạnh hơn trong thế hệ của các con.”
“Mẹ cho con xem một video ngắn tên là ‘Ngọn lửa phát điên’, kể về câu chuyện của thế hệ bọn mẹ.”
Xem xong, tôi hỏi con: “Con thấy thế nào?”
Con gái suy nghĩ một lúc lâu, rồi nói: “Mẹ ơi, chính nhờ có những người điên cuồng như mẹ và những ngọn lửa tiên phong, chúng con mới có thể trở thành những người kế thừa ngọn lửa mà không cần phải phát điên!”
“Người kế thừa ngọn lửa?”
Con gái nói: “Đúng ạ, dù chúng con không cần phải điên cuồng, nhưng quanh chúng con vẫn có nhiều người bị cảm giác xấu hổ trói buộc. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều bạn nữ nhắc nhở chúng con rằng không được để cảm giác xấu hổ kiểm soát, và sức mạnh này rất lớn. Mẹ có vui không?”
“Mẹ vui lắm! Mẹ tin rằng trong tương lai, sức mạnh này sẽ ngày càng lớn, ngày càng lớn hơn nữa…”
15.
Để tôi kể cho mọi người nghe một câu chuyện cười lạnh lùng nhé: Thực ra, tôi không phải là Diệp San San, cũng chẳng có cuộc đời giống như trong những câu chuyện đầy thỏa mãn kia.
Tên thật của tôi là… Lý Mẫn.
Tôi là nữ sinh xuất sắc năm 17 tuổi đã nhảy lầu tự tử vì không biết làm sao đối mặt với những tin đồn bịa đặt đầy ác ý.
Hồi tiểu học, khi tôi lần đầu có kinh nguyệt, chiếc băng vệ sinh rơi xuống gầm bàn. Cậu bạn ngồi cùng bàn nhặt lên, hét lớn: “Mọi người ơi, nhìn này, Lý Mẫn bắt đầu dùng thứ này rồi, cậu ta không còn sạch sẽ nữa, còn là loại siêu mỏng nữa chứ, ha ha ha…”
Con trai cả lớp đều cười phá lên, nhìn tôi bằng ánh mắt kỳ lạ, như thể tôi thực sự bẩn thỉu lắm.
Tôi tìm kiếm sự giúp đỡ từ những bạn gái khác trong lớp với ánh mắt mong chờ.
Nhưng họ im lặng, cúi gằm mặt xuống sách, sợ rằng sẽ rước họa vào thân.
Tôi không đủ can đảm để phát điên, cũng không có ai dạy tôi cách phát điên.
Giống như bao cô gái khác, tôi chọn cách âm thầm nuốt ngược nỗi ấm ức vào trong.
Lên cấp hai, do suy dinh dưỡng, tôi bị đám con trai chế giễu là “sân bay”.
Lúc đầu, tôi không biết “sân bay” nghĩa là gì, sau khi hỏi thăm mới hiểu, đó là cách họ mỉa mai cơ thể của tôi.
Tôi chẳng đủ dũng khí để đáp trả, lại tiếp tục âm thầm chịu đựng.
Tôi trở nên thiếu tự tin, luôn nghĩ rằng mình kém cỏi hơn người khác.
Tôi lao đầu vào học hành, cố gắng dùng thành tích bù đắp cho sự thiếu sót của bản thân.
Tôi luôn đứng nhất khối, người ngoài nhìn vào thì tưởng tôi tỏa sáng, nhưng chẳng ai hay biết nỗi tự ti trong lòng tôi.
Năm lớp 12, có một lần kỳ thi thử trùng với kỳ kinh nguyệt của tôi.
Mỗi khi đến tháng, tôi đau bụng đến mức không chịu nổi. Sợ ảnh hưởng đến bài thi, tôi đã đến hiệu thuốc mua thuốc tránh thai khẩn cấp.
Có người nói với tôi rằng, thuốc này có thể giúp trì hoãn kỳ kinh nguyệt.
Không ngờ, điều này lại trở thành bằng chứng cho những kẻ bịa đặt.
Bọn họ nói xấu sau lưng tôi, chửi tôi là đứa con gái chẳng biết giữ gìn, đùa bỡn thả ga, bẩn thỉu và kinh tởm.
Tôi không thể biện minh, không biết phải làm sao để rửa sạch vết nhơ đó.
Tự chứng minh sự trong sạch thật sự rất khó.
Những kẻ lắm lời thậm chí còn chẳng muốn nghe sự thật.
Tôi không chịu nổi những lời đàm tiếu, ngày qua ngày trầm cảm, ngày qua ngày chỉ muốn chết.
Trước khi chết, tôi từng mơ ước sau này mình sẽ trở thành một giáo viên, để bảo vệ và hướng dẫn thật nhiều cô gái giống như Diệp San San, liệu có thể giúp họ có một tương lai tươi sáng hơn trên con đường đầy chông gai không?
Tôi mơ ước những tia lửa nhỏ có thể bùng lên thành biển lửa, để ngày càng nhiều cô gái không phải đi vào vết xe đổ của tôi.
Cuối cùng, tôi mong rằng các bạn không phải là tôi, và mãi mãi không trở thành một người yếu đuối như tôi.
(Hết)
Để lại một bình luận
Bạn cần Đăng nhập để gửi bình luận.